Nguyên nhân gây táo bón bạn không ngờ đến
VOV.VN - Những nguyên nhân gây nên táo bón phải kể đến chế độ ăn uống không hợp lý, mắc bệnh hay tác dụng phụ của thuốc.
Ngồi quá nhiều: Việc ngồi liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu vùng chậu đồng thời gây áp lực lên vùng bụng khiến chất thải bị chèn ép vón cục lâu ngày và gây chứng táo bón. |
Sữa: Chất béo là thủ phạm làm chậm quá trình tiêu hóa, rất dễ dẫn đến táo bón trong khi một số loại sữa có hàm lượng chất béo cao. Vậy nên, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh. |
Trầm cảm: Khi bị trầm cảm, lối sống sẽ bị thay đổi. Những người này thường ăn uống không điều độ, mất cân bằng trong ăn uống, có thể ăn ít chất xơ và nhiều carb. Hơn nữa, thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra tác dụng phụ như khử nước trong ruột già nên gây khó khăn cho phân khi di chuyển. |
Chứng suy giáp: Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất nên khi nó không hoạt động tốt, mọi thứ sẽ chậm lại, kể cả ruột. |
Sô cô la: Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao nhưng ăn sô cô la có thể gây táo bón, đặc biệt là nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích. |
Thiếu chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nó có tác dụng hỗ trợ cho quá trình co bóp và tiêu hóa của dạ dày. Những người ít ăn các loại rau, củ, quả nhưng lại ăn nhiều thịt, trứng, sữa là những người dễ mắc bệnh táo bón nhất. |
Thực phẩm bổ sung: Thực phẩm bổ sung canxi và sắt có thể khiến thức ăn dính chặt vào nhau gây khó tiêu hóa. Nếu bắt buộc phải uống thực phẩm bổ sung này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. |
Thuốc nhuận tràng: Sử dụng thuốc nhuận tràng trong một thời gian dài khiến các cơ đại tràng không được sử dụng bị yếu đi, phụ thuộc vào tác dụng của thuốc và không thể hoạt động đúng nếu không dùng thuốc. |
Thuốc theo toa: Đa phần các loại thuốc đều có tác dụng phụ, bao gồm: thuốc chống lo âu, thuốc giảm đau và thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm... |
Mang thai: Táo bón thường gặp trong quá trình mang thai và sau khi sinh con. Nguyên nhân có thể do cơ bụng co chậm, do thuốc giảm đau, hoặc thuốc gây mê trong quá trình sinh đẻ hoặc do phụ nữ sau sinh ít vận động. |