Nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu ở những người không mắc bệnh tiểu đường

VOV.VN - Vì sao lượng đường trong máu tăng cao ở những bệnh nhân không chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.

Lý do đường huyết cao ở bệnh nhân không tiểu đường

Thông thường, lượng đường trong máu tăng cao thường xuất hiện ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, vì thế họ phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kiểm soát.

Thế nhưng lượng đường trong máu tăng cao cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày. Vì thế việc tăng hay giảm đường máu là điều bình thường ngay cả những người không được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên khi mức đường quá cao thì lại là vấn đề đáng lo ngại.

Hiểu về lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân không tiểu đường

Lượng đường trong máu cao hay còn gọi là tăng đường huyết là khi có quá nhiều glucose trong máu. Ở bệnh nhân không tiểu đường, tình trạng này xảy ra do các yếu tố như căng thẳng hoặc các tình trạng mãn tính khác. Vì thế điều quan trọng nhất với những người không chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường là phải biết cách kiểm soát được lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao liên tục có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan khác như mắt và thận. Theo thời gian, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu mức đường huyết sau ăn một đến hai giờ từ 100–125 mg/dL hoặc lớn hơn 180mg/dL, thì tình trạng đó được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân không tiểu đường

Một số yếu tố có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân không bị tiểu đường:

Hội chứng buồng trứng đa nang: Tình trạng này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nó có thể dẫn đến việc cơ thể sản xuất nhiều testosterone, insulin và cytokine. Thậm chí, chúng còn kháng insulin và không thể sử dụng toàn bộ lượng glucose trong máu để sản xuất năng lượng.

Căng thẳng: Căng thẳng không được kiểm soát có thể dẫn đến mức tăng đột biến của các hormone như cortisol và adrenaline khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên đối của cơ thể khi rơi vào tình huống cấp bách chưa có cách giải quyết.

Nhiễm trùng: Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng làm tăng mức độ hormone căng thẳng cortisol. Hormone này ngăn chặn khả năng loại bỏ lượng glucose dư thừa ra khỏi máu của Insulin, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Dùng thuốc: Một số loại thuốc như dopamine và norepinephrine, thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus và cyclosporine và corticosteroid có thể kích hoạt các enzym trong máu khiến lượng đường trong máu tăng liên tục. Từ đó làm cho cơ thể khó tạo ra năng lượng và người luôn cảm thấy mệt mỏi.

Béo phì: Sự dư thừa của các tế bào mỡ khiến cơ thể đề kháng với insulin. Nó cũng gây khó khăn cho việc loại bỏ glucose khỏi máu và sử dụng nó để sản xuất năng lượng.

Biểu hiện của lượng đường trong máu cao

Các biểu hiện của việc tăng đường huyết không do tiểu đường tương tự như tăng đường huyết do tiểu đường như sau:

  • Khát
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhìn mờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Lời khuyên để quản lý lượng đường trong máu

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu hoạt động thể chất được xem là yếu tố khiến đường huyết trong máu tăng cao. Ngoài ra, căng thẳng hay thói quen ngủ ít cũng là một nguyên nhân trong vấn đề này.

Vì thế để quản lý lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải quản lý các hoạt động hàng ngày của bạn. Do đó, hãy giữ cho bản thân một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19
Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19

VOV.VN - Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí “Đánh giá Khoa học Thể dục và Thể thao” (Exercise and Sport Sciences Reviews), cho thấy, tập thể dục có thể loại bỏ tình trạng xấu tiếp diễn của chứng viêm có khả năng dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường và trầm cảm vài tháng sau khi hồi phục COVID.

Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19

Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19

VOV.VN - Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí “Đánh giá Khoa học Thể dục và Thể thao” (Exercise and Sport Sciences Reviews), cho thấy, tập thể dục có thể loại bỏ tình trạng xấu tiếp diễn của chứng viêm có khả năng dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường và trầm cảm vài tháng sau khi hồi phục COVID.

Bệnh tiểu đường khởi phát sau mắc COVID-19 có thể là tình trạng tạm thời
Bệnh tiểu đường khởi phát sau mắc COVID-19 có thể là tình trạng tạm thời

VOV.VN - Theo phát hiện mới, bệnh tiểu đường khởi phát khi nhập viện ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể chỉ là một dạng bệnh tạm thời. Lượng đường trong máu của họ có thể trở lại bình thường sau đó.

Bệnh tiểu đường khởi phát sau mắc COVID-19 có thể là tình trạng tạm thời

Bệnh tiểu đường khởi phát sau mắc COVID-19 có thể là tình trạng tạm thời

VOV.VN - Theo phát hiện mới, bệnh tiểu đường khởi phát khi nhập viện ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể chỉ là một dạng bệnh tạm thời. Lượng đường trong máu của họ có thể trở lại bình thường sau đó.

Trẻ em gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang
Trẻ em gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang

VOV.VN - Nghiên cứu mới, được công bố ngày 15/2 trên tạp chí JAMA Network Open, cho thấy khoảng 1/5 bé gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tự phát triển một tình trạng được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Trẻ em gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang

Trẻ em gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang

VOV.VN - Nghiên cứu mới, được công bố ngày 15/2 trên tạp chí JAMA Network Open, cho thấy khoảng 1/5 bé gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tự phát triển một tình trạng được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những lời khuyên về việc tăng cường hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường
Những lời khuyên về việc tăng cường hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tăng cường hoạt động thể chất bằng bất kỳ cách nào cần thiết. Đại học Y khoa Thể thao Mỹ (ACSM) đã đưa ra các khuyến nghị mới về tập thể dục và hoạt động thể chất cho những bệnh nhân này.

Những lời khuyên về việc tăng cường hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường

Những lời khuyên về việc tăng cường hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tăng cường hoạt động thể chất bằng bất kỳ cách nào cần thiết. Đại học Y khoa Thể thao Mỹ (ACSM) đã đưa ra các khuyến nghị mới về tập thể dục và hoạt động thể chất cho những bệnh nhân này.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

VOV.VN - Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để kiểm soát bệnh và luôn khỏe mạnh trong những ngày Tết.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

VOV.VN - Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để kiểm soát bệnh và luôn khỏe mạnh trong những ngày Tết.