Những lời khuyên về việc tăng cường hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tăng cường hoạt động thể chất bằng bất kỳ cách nào cần thiết. Đại học Y khoa Thể thao Mỹ (ACSM) đã đưa ra các khuyến nghị mới về tập thể dục và hoạt động thể chất cho những bệnh nhân này.

Trong bối cảnh tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tại Mỹ đang gia tăng nhanh chóng, các chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn mới, khuyến khích những người mắc bệnh tiểu đường giảm thời gian ngồi và tăng thời gian di chuyển.

Tiến sĩ Jill A. Kanaley, tác giả chính, cho biết, các hướng dẫn mới nhất áp dụng cho hầu hết mọi người mắc bệnh tiểu đường, kể cả những người trẻ tuổi, với rất ít trường hợp ngoại lệ.

“Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, và việc tập luyện có thể được điều chỉnh để phù hợp với khả năng của hầu hết mọi người. Tất cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên, giảm thời gian ít vận động và chia nhỏ thời gian ngồi. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 muốn giảm cân nên cân nhắc việc tập luyện với mức độ vừa phải từ 4-5 ngày mỗi tuần”.

6 lời khuyên về hoạt động thể chất đối với bệnh tiểu đường loại 2

- Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục làm giảm mức tăng đột biến lượng đường trong máu và giảm lượng đường tổng thể trong máu.

- Tập thể dục cường độ cao tốt hơn tập thể dục cường độ thấp đến trung bình để kiểm soát lượng đường trong máu và giúp duy trì mức insulin ổn định. Các bài tập sức bền, như nâng tạ và chống đẩy, đã được chứng minh là cải thiện sức mạnh, mật độ xương, huyết áp, mức cholesterol, khối lượng cơ và độ nhạy insulin từ 10 đến 15%.

- Tập thể dục sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ sau bữa tối với tốc độ của riêng bạn.

- Giảm thời gian ít vận động bằng cách thường xuyên nghỉ giải lao kết hợp với các hoạt động thể chất liều nhỏ, có thể giúp giảm lượng đường trong máu và lượng insulin.

- Để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp trong hoặc sau khi tập thể dục, những người sử dụng insulin hoặc thuốc giải phóng insulin nên tăng carbohydrate, hoặc nếu có thể, hãy giảm insulin.

- Những người đang dùng thuốc chẹn beta không nên dựa vào máy theo dõi tim để đo cường độ tập luyện. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia thể hình để được hướng dẫn về cách theo dõi nỗ lực tập thể dục của bạn theo cảm giác của một buổi tập luyện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

VOV.VN - Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để kiểm soát bệnh và luôn khỏe mạnh trong những ngày Tết.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường trong kỳ nghỉ Tết

VOV.VN - Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để kiểm soát bệnh và luôn khỏe mạnh trong những ngày Tết.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở miệng
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở miệng

VOV.VN - Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh này cũng có thể xuất hiện trong miệng của bạn.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở miệng

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở miệng

VOV.VN - Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh này cũng có thể xuất hiện trong miệng của bạn.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?
Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?
Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

VOV.VN - Theo chuyên gia, thiếu ngủ có thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, dẫn đến kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

VOV.VN - Theo chuyên gia, thiếu ngủ có thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, dẫn đến kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Các triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, suy nhược, giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn,...

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Các triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, suy nhược, giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn,...

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em
5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

VOV.VN - Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

VOV.VN - Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.