Những điều cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Thứ Sáu, 19:00, 02/06/2017
VOV.VN - Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người già, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh mù lòa trên thế giới.
Đục thủy tinh thể là gì? Đây là hiện tượng protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể. Trong một khoảng thời gian dài có thể đẫn đến mù loà nếu không chữa trị kịp thời. |
Đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn như thế nào? Khi mắt của bạn bình thường, ánh sáng đi vào và đi qua thấu kính, tập trung ánh sáng vào một hình ảnh sắc nét trên võng mạc, nó chuyển tiếp thông tin thông qua các dây thần kinh thị giác đến não. Nếu ống kính bị đục thủy tinh thể, hình ảnh bạn nhìn thấy sẽ bị mờ. |
Mắt mờ: Mờ mắt ở bất kỳ khoảng cách nào là triệu chứng phổ biến nhất của đục thủy tinh thể. Bạn có thể sẽ thấy như có sương mù, ảm đạm, hoặc có mây. Theo thời gian, khi đục thủy tinh thể trở nên tồi tệ hơn, ánh sáng tới võng mạc ngày càng ít đi. Những người bị đục thủy tinh thể có thể gặp khó khăn khi nhìn và lái xe vào ban đêm. |
Chói mắt: Một triệu chứng ban đầu của đục thủy tinh thể là ánh sáng chói hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhìn ánh sáng mặt trời. Lái xe vào ban đêm cũng có thể trở thành một vấn đề vì ánh chớp gây ra bởi đèn đường và đèn pha của các phương tiện đang đi tới. |
Nhìn một thành hai: Đôi khi, đục thủy tinh thể có thể gây ra thị giác kép khi bạn nhìn bằng một mắt. Với đục thủy tinh thể, hình ảnh xuất hiện thành hai hay thậm chí nhiều hình ảnh xuất hiện một lúc. |
Thay đổi màu: Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến màu sắc. Những gì bạn nhìn thấy có thể dần dần chuyển sang màu nâu hoặc màu vàng. Ban đầu, bạn không nhận thấy sự đổi màu này. Nhưng theo thời gian, bệnh này có thể làm bạn khó phân biệt được màu xanh dương và màu tím. |
Thay đổi thị lực: Đôi khi, đục thủy tinh thể có thể sẽ tạm thời cải thiện thị lực của người cận thị, một số người có thể đã từng phải đeo kính để đọc sách thì giờ họ không cần nữa. Tuy nhiên, khi bệnh đục thủy tinh thể nặng hơn, tình trạng này biến mất, lúc đo tầm nhìn và thị lực của bạn ngày càng tệ hơn. |
Thay kính thuốc mới: Thay đổi thường xuyên kính mắt hoặc kính áp tròng có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Điều này là do đục thủy tinh nặng hơn theo thời gian. |
Ai có thể bị đục thủy tinh thể? Phần lớn đục thủy tinh thể có liên quan đến lão hóa. Hơn một nửa số người trên 65 tuổi bị đục thủy tinh thể. Đôi khi trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể, được gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh, hoặc trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh do tai nạn hoặc bệnh tật. Tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV) cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh đục thuỷ tinh thể và các bệnh về mắt khác. |
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể gì? Nguyên nhân chính xác của đục thủy tinh thể đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên rủi ro mắc bệnh tăng lên khi bạn lớn lên và các yếu tố này cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh: Bệnh tiểu đường, Hút thuốc, Sử dụng quá nhiều rượu, Chấn thương mắt, Sử dụng corticosteroid kéo dài, Tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời hoặc tia bức xạ. |