Phòng, trị bệnh suy tim ở người cao tuổi

VOV.VN -Suy tim là một bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tăng huyết áp và các bệnh toàn thân khác…

Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Suy tim có thể mạn tính, hoặc xuất hiện đột ngột thì gọi là suy tim cấp.

Đối với suy tim mạn tính, có thể khó thở xảy ra khi gắng sức hoặc nằm. Biểu hiện thường thấy là: Người bệnh mệt mỏi, phù chân, hồi hộp tim đập nhanh; giảm khả năng gắng sức; tăng cân do giữ nước.


Việc điều trị nguyên nhân cũng góp phần khá tích cực làm giảm suy tim nhanh (Ảnh minh họa: KT)

Đối với suy tim cấp, triệu chứng tương tự như suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh; đột ngột khó thở, thở nhanh; hồi hộp, nhịp tim nhanh; đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim

Theo GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về tim mạch cho biết: “Suy tim là căn bệnh chính ở người già. Vì khi con người già đi, các cơ quan chức năng chuyển hóa không hoạt động, không tổng hợp được tốt dẫn đến dị hóa nhiều nên khó tránh khỏi các bệnh lão hóa của tuần hoàn”. Đặc biệt, khi già các tế bào não chết dần đi và không được phục hồi, thêm đó sức khỏe và cơ bắp lại kém, dẫn đến động mạch, tĩnh mạch và tim bị lão hóa. Trong đó, một trong các lão hóa hay gặp ở người già là động mạch vành, động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị hẹp lại, dẫn đến cơ tim không co bóp được tốt, làm cho bệnh nhân gắng sức, khó thở, tức ngực khi vận động mạnh.

Những nguyên nhân dẫn đến suy tim chủ yếu là do: Huyết áp cao không điều trị; Bệnh cơ tim thiếu máu; Nhồi máu cơ tim; Bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ); Bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…); Viêm cơ tim; Cường giáp không điều trị; Suy thận mạn tính; Loạn nhịp tim kéo dài…

Ngoài những bệnh của quả tim kể trên, một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tim. Đặc biệt, cao huyết áp không điều trị, một số bệnh của mạch máu có thể là những nguyên nhân dẫn đến suy tim.

Cuối cùng, một số bệnh toàn thân cũng là nguyên nhân dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá  (nhiễm độc giáp) hoặc kém quá (suy giáp), suy tim do thiếu máu. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim đôi khi là nguyên nhân dẫn đến suy tim.

Còn lại, khoản 40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể cho việc gây suy tim.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Cũng theo GS Phạm Gia Khải: “Thông thường, bệnh nhân suy tim tìm đến thầy thuốc khi họ bị gắng sức, khó thở. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nhưng để chắc chắn, bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể. Trước hết là khám lâm sàng, sau đó sẽ triển khai làm các nghiệm hóa, sinh máu. Tiếp đến là tiến hành điện tâm đồ, siêu âm tim. Trải qua tất cả các bước này mới có thể kết luận chuẩn xác là người bệnh có suy tim hay không?”.

Sau khi có kết luận, nếu bệnh nhân bị suy tim cũng có thể biết ngay được bệnh nhân bị suy tim ở mức độ nào. Trường hợp suy tim cấp độ 1 (tức là bệnh nhân gắng sức nhưng không sao); Suy tim cấp độ 2 (bệnh nhân gắng sức thì bị khó thở). Chẳng hạn như  người bệnh đi bộ khoảng 2 đến 3 dãy nhà, mỗi dãy nhà khoảng 50m, đi nhanh, bệnh nhân thấy tức ngực khó thở. Hoặc khi làm việc gắng sức, quá sức cảm thấy khó thở.

Suy tim cấp độ 3 là khi bệnh nhân làm việc nhẹ nhưng đã cảm thấy khó thở. Đơn giản như người bệnh chỉ cần bê 1 chậu nước, nhưng đã gây cảm giác khó thở. Còn suy tim cấp độ 4 là khi người bệnh chỉ ngồi, không làm việc gì khác nhưng vẫn cứ thở hồng hộc.

Thông thường nếu phát hiện suy tim ở cấp độ 1, việc tiến hành phòng tránh bệnh sẽ rất tốt. Còn trường hợp đã suy tim ở độ 2 là cần phải chú ý để điều trị bệnh. Trong điều trị suy tim, cần điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong những trường hợp tiếp nhận cấp cứu, cần phải xử lý nhanh các triệu trứng suy tim trước bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu…

Việc điều trị nguyên nhân cũng góp phần khá tích cực làm giảm suy tim nhanh. Các nguyên nhân chủ yếu điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp...

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể dục cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn và uống ít nước tránh việc phù và giữ nước.

Người mắc bệnh suy tim cũng không nên ăn nhiều trong một bữa, mà cần chia nhỏ bữa ăn sẽ tốt hơn. Những người suy tim nặng hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.

Hiện nay, trên thế giới còn điều trị bằng phương pháp ghép tim cho bệnh nhân suy tim nặng. Tuy nhiên, việc ghép tim chỉ được thực hiện ở một số trung tâm lớn trên toàn thế giới, tỷ lệ thành công cũng cao. Tuy nhiên do giá thành lớn, mà người hiến tim cũng khá hạn chế nên số lượng người bệnh được phẫu thuật ghép tim là khá hiếm.

GS.TS Phạm Gia Khải khuyên, để có cuộc sống cân bằng và phòng tránh tốt bệnh tật thì mỗi chúng ta nên sống một cách khoa học. Mỗi người cần phải biết phòng bệnh hợp lý, giải trí hợp lý, biết thể dục và làm việc hợp lý, hòa mình vào thiên nhiên thì cuộc sống mới ý nghĩa và chất lượng hơn.

Những điều cần chú ý đối với bệnh suy tim

- Không hút thuốc lá, thuốc lào

- Kiểm tra cân nặng hàng ngày

-Chế độ ăn giảm muối

-Hạn chế mỡ và cholesterol

-Hạn chế rượu và dịch: Người bệnh không nên uống rượu nếu bị suy tim. Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim.

-Hoạt động ở mức độ trung bình giữ cân nặng lý tưởng, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi tập luyện nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch
Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây bệnh tim mạch và đường ruột

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây bệnh tim mạch và đường ruột

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..

Cụ bà bị bệnh suy tim gần một thập kỷ may áo làm từ thiện
Cụ bà bị bệnh suy tim gần một thập kỷ may áo làm từ thiện

VOV.VN -Đã hơn 11 năm nay chung thân cùng máy trợ tim, bà Hồng Phúc vẫn miệt mài từng ngày may những tấm áo gửi tặng trẻ em nghèo trên mọi miền Tổ quốc.

Cụ bà bị bệnh suy tim gần một thập kỷ may áo làm từ thiện

Cụ bà bị bệnh suy tim gần một thập kỷ may áo làm từ thiện

VOV.VN -Đã hơn 11 năm nay chung thân cùng máy trợ tim, bà Hồng Phúc vẫn miệt mài từng ngày may những tấm áo gửi tặng trẻ em nghèo trên mọi miền Tổ quốc.

Cứ 2 giây có một người chết vì bệnh tim mạch
Cứ 2 giây có một người chết vì bệnh tim mạch

VOV.VN -Bệnh tim mạch được dự đoán là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. 

Cứ 2 giây có một người chết vì bệnh tim mạch

Cứ 2 giây có một người chết vì bệnh tim mạch

VOV.VN -Bệnh tim mạch được dự đoán là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. 

Một xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện sớm suy tim
Một xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện sớm suy tim

Vấn đề của bệnh suy tim là các triệu chứng của nó không có tính đặc thù, nghĩa là việc chẩn đoán không dễ dàng. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường mà không hề biết mình đang mắc một căn bệnh có thể dẫn đến tử vong!

Một xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện sớm suy tim

Một xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện sớm suy tim

Vấn đề của bệnh suy tim là các triệu chứng của nó không có tính đặc thù, nghĩa là việc chẩn đoán không dễ dàng. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường mà không hề biết mình đang mắc một căn bệnh có thể dẫn đến tử vong!

Cứu sống bệnh nhi bị bệnh tim hiếm gặp
Cứu sống bệnh nhi bị bệnh tim hiếm gặp

Đây là trường hợp bệnh nhi có cơn nhịp nhanh dai dẳng, diễn biến phức tạp, không đáp ứng các biện pháp điều trị loạn nhịp thông thường.

Cứu sống bệnh nhi bị bệnh tim hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi bị bệnh tim hiếm gặp

Đây là trường hợp bệnh nhi có cơn nhịp nhanh dai dẳng, diễn biến phức tạp, không đáp ứng các biện pháp điều trị loạn nhịp thông thường.