Để tận hưởng cuộc sống dù ở lứa tuổi nào

VOV.VN - Bằng việc bổ sung Estrogen tự nhiên chiết xuất từ mầm đậu tương, chị em có thể tự tin, thoải mái vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh.

Chuyện mà mọi phụ nữ đều sẽ gặp

Chị O. là lãnh đạo một cơ quan hành chính sự nghiệp của Hà Nội, năm nay 49 tuổi. Là một phụ nữ khá đẹp, thành đạt trong sự nghiệp, gia đình hạnh phúc; nhưng gần đây, chị rơi vào khủng hoảng vì mất ngủ triền miên, hay bị những cơn bốc hỏa, cảm giác lâm râm như kiến bò trong xương…

Trong buổi trò chuyện của TS, BS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em Bộ Y tế với chị em phụ nữ về chăm sóc sức khỏe phụ nữ quanh mãn kinh, chị O. như “cởi tấm lòng” vì tìm được người chia sẻ. Chị tâm sự về những rắc rối ở giai đoạn mãn kinh khiến cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.


Các cơn bốc hỏa xuất hiện ở khoảng 70% phụ nữ ở tuổi mãn kinh (Ảnh: KT)

Theo giải thích của TS Lưu Thị Hồng, các cơn bốc hỏa xuất hiện ở khoảng 70% phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác nóng đột xuất ở mặt hoặc phần trên cơ thể kèm với đổ mồ hôi và mất ngủ nếu xảy ra ở ban đêm. Cường độ các cơn bốc hỏa thay đổi tùy theo từng phụ nữ. Cơn bốc hỏa xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh và kéo dài tới chục năm sau đó. Tần suất các cơn bốc hỏa có thể giảm dần. Sau các cơn bốc hỏa kèm theo toát mồ hôi.

Biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết về phụ nữ thời kỳ mãn kinh, theo TS Hồng, là da khô mỏng, kém đàn hồi, bị nám… gây lão hóa khuôn mặt. Cùng với đó, có thể có một số dấu hiệu nam hóa như mọc râu, rậm lông; tóc khô giòn, dễ gãy, bạc màu và dễ rụng, hói đầu.

Giải pháp điều trị

Theo TS Hồng, cơ thể người phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh giảm tiết hormon Estrogen gây ra các triệu chứng này do thiếu hụt Estrogen. Có thể điều trị bằng hormon thay thế- loại hormon tổng hợp giống như Estrogen trong cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ được bác sĩ chỉ định khi các triệu chứng mãn kinh xảy ra nặng nề và phải được bác sĩ khám, tư vấn vì thuốc còn có nhiều chống chỉ định cũng như tác dụng phụ.

Hiện nay liệu pháp bổ sung hormon tự nhiên là Isoflavon chiết xuất từ mầm đậu nành được các chị em ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh sử dụng nhiều. Tuy nhiên, trong rất nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa mầm đậu nành, chọn loại nào cho phù hợp ? 

Có phải mọi isoflavon chiết xuất từ đậu nành đều như nhau?

TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết, để giải quyết các triệu chứng do thiếu hụt Estrogen, chị em có thể lựa chọn dùng Estrogen có nguồn gốc thực vật như Estromineral, tuy tác dụng không nhanh và mạnh như Estrogen tổng hợp, nhưng an toàn và có thể dùng kéo dài.

 Khác biệt của Estromineral là có chứa bào tử Lactobacillss, là chất xúc tác để Isoflavon trong đậu nành có thể chuyển hóa thành những chất có tác dụng như Estrogen trong cơ thể. Điểm khác biệt của Estromineral là lượng cân đối giữa Isoflavon và Lactobacillus để Isoflavon phát huy được tác dụng. Ngoài ra trong viên Estromineral còn được bổ sung thêm Can-xi và Vitamin 3 D cần thiết cho phụ nữ ở lứa tuổi này, cũng một chất chiết xuất từ cây cao Mộc Tạc có tác dụng lợi tiểu, tránh tình trạng giữ nước, nên chị em không sợ bị lên cân.

Chị em khi bước sang tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, biết cách chăm sóc cho bản thân khi bước sang giai đoạn này nhằm vượt qua nó một cách nhẹ nhàng, thoải mái để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo hạnh phúc cho gia đình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh dễ dàng hơn
Giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh dễ dàng hơn

Mãn kinh, là hiện tượng sinh lý bình thường mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua.

Giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh dễ dàng hơn

Giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh dễ dàng hơn

Mãn kinh, là hiện tượng sinh lý bình thường mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua.

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..

Sử dụng nội tiết thay thế đối với phụ nữ mãn kinh
Sử dụng nội tiết thay thế đối với phụ nữ mãn kinh

Việc sử dụng nội tiết tố thay thế đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong cải thiện các dấu hiệu cấp thời như bốc hỏa, mệt mỏi

Sử dụng nội tiết thay thế đối với phụ nữ mãn kinh

Sử dụng nội tiết thay thế đối với phụ nữ mãn kinh

Việc sử dụng nội tiết tố thay thế đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong cải thiện các dấu hiệu cấp thời như bốc hỏa, mệt mỏi

Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia, đậu tương và lượng nhỏ trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận,... 

Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia, đậu tương và lượng nhỏ trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận,...