Tại sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày?

VOV.VN - Tập thể dục thường xuyên cũng như chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để đánh bại hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.

 Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu theo hai cách:
- Làm tăng độ nhạy insulin, có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Insulin được các tế bào sử dụng để hấp thu đường từ máu và sau đó được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể của bạn.
- Nó cho phép cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường cho năng lượng, ngay cả khi không có insulin
.
Đi bộ: Đi bộ là một trong những cách tốt nhất và dễ dàng nhất để mọi người ở mọi lứa tuổi tập thể dục, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên các báo cáo của Diabetes Care rằng việc đi bộ có lẽ là một trong những điều tốt nhất mà một bệnh nhân tiểu đường có thể làm cho sức khỏe của họ.
Tai chi: Đây là môn võ nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc, kết hợp giữa hơi thở sâu và thư giãn với cử động nhẹ nhàng. Hình thức tập thể dục này được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái hơn 30 phút. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể hưởng lợi rất nhiều từ bài tập này, vì nó góp phần nâng thể lực và giảm căng thẳng. Tai chi cũng có thể làm giảm tổn thương thần kinh, biến chứng tiểu đường phổ biến.
Tập tạ: Những người bị tiểu đường nên cân nhắc việc tập tạ. Nó giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin, hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí BioMed Research International cho rằng việc tập tạ ngày càng trở thành một biện pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe trao đổi chất tổng thể và giảm các nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.
Bơi lội: Bơi lội là một bài tập khác mà người bệnh tiểu đường nên bao gồm trong chế độ tập luyện của họ. Nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn bằng cách cải thiện thể lực tổng thể và tăng cường tất cả các cơ bắp lớn trong cơ thể của bạn.
Yoga: Những người bị tiểu đường nên thử yoga, vì nó có thể mang lại lợi ích cho họ theo nhiều cách. Nó có thể giúp giảm mỡ cơ thể, chống lại sự đề kháng insulin và cải thiện chức năng thần kinh. Đây là những yếu tố quan trọng khi nói đến kiểm soát bệnh tiểu đường.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

VOV.VN - Đàn ông dễ bị loãng xương vì lối sống và thói quen của họ. Bên cạnh đó, loãng xương là một căn bệnh thầm lặng khó phát hiện.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

VOV.VN - Đàn ông dễ bị loãng xương vì lối sống và thói quen của họ. Bên cạnh đó, loãng xương là một căn bệnh thầm lặng khó phát hiện.

Mẹo lấy lại vóc dáng nhanh nhất sau khi sinh
Mẹo lấy lại vóc dáng nhanh nhất sau khi sinh

VOV.VN - Thời gian mang thai làm vóc dáng của mẹ sẽ xuống dốc. Bài viết này sẽ mách bạn những cách lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.

Mẹo lấy lại vóc dáng nhanh nhất sau khi sinh

Mẹo lấy lại vóc dáng nhanh nhất sau khi sinh

VOV.VN - Thời gian mang thai làm vóc dáng của mẹ sẽ xuống dốc. Bài viết này sẽ mách bạn những cách lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.