Thiếu sắt, đừng bỏ qua dấu hiệu bên trong mí mắt dưới của bạn
VOV.VN - Thiếu sắt ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể, gây cản trở một số chức năng của cơ thể. Nhìn vào đôi mắt có thể biết bạn có bị thiếu sắt hay không. Bởi sự thiếu hụt khoáng chất này cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe quang học của một người.
Bạn có nguy cơ bị thiếu sắt không?
Tế bào hồng cầu (RBCs) là một phần quan trọng của cơ thể con người. Nó không chỉ mang oxy từ phổi đến các cơ quan còn lại của cơ thể mà còn thải carbon dioxide từ phổi bằng động tác thở ra. Cơ thể của chúng ta phụ thuộc vào lượng sắt lành mạnh trong cơ thể để sản xuất hồng cầu.
Khi thiếu khoáng chất quan trọng này thường dẫn đến một loạt các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và khó thở. Điều này xảy ra do cơ thể không còn khả năng sản xuất các tế bào máu trung tâm để vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Hơn nữa, lượng sắt trong cơ thể thấp cũng có liên quan đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là thiếu máu, đó là lý do tại sao tình trạng thiếu sắt thường được gọi là thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn như thế nào
Thiếu sắt ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể, gây cản trở một số chức năng của cơ thể. Nhìn vào đôi mắt có thể biết bạn có bị thiếu sắt hay không. Bởi sự thiếu hụt khoáng chất này cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe quang học của một người.
Các chuyên gia tin rằng thiếu sắt có thể khiến máu không mang đủ oxy đến các mô mắt, dẫn đến xanh xao.
Một triệu chứng cần lưu ý ở mí mắt dưới
Nếu bạn rơi vào tình trạng suy nhược và mệt mỏi kéo dài, các bác sỹ sẽ tiến thành kiểm tra cơ bản bao gồm việc kiểm tra mí mắt dưới của bạn. Đây là cách bác sỹ tìm kiếm sự nhợt nhạt ở mí mắt dưới, đây có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt sắt.
Hemoglobin trong các tế bào hồng cầu là chất tạo nên màu sắc cho máu. Do đó, mức độ thấp hoặc thiếu chất sắt trong cơ thể có thể làm cho máu của bạn nhược sắc hơn.
Thông thường, một đôi mắt bình thường có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu sắt trong cơ thể, mí mắt trong của bạn có vẻ trắng hơn.
Các dấu hiệu cảnh báo thường gặp của tình trạng thiếu sắt
Những người bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nhẹ hoặc trung bình có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng sẽ gây ra các triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực. Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, móng tay giòn và viêm lưỡi.
Làm sao để biết bạn có bị thiếu sắt hay không?
Để xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm công thức máu toàn phần (FBC), sẽ xác định kích thước và màu sắc tế bào hồng cầu, hematocrit, là phần trăm thể tích máu của bạn được tạo thành bởi các tế bào hồng cầu, nồng độ hemoglobin và ferritin, một loại protein giúp lưu trữ sắt trong cơ thể bạn.
Cách để tăng lượng sắt trong cơ thể
Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, gồm thịt đỏ, hải sản, đậu, các loại rau lá sẫm màu như rau bina, trái cây sấy khô và ngũ cốc tăng cường chất sắt như bánh mì và mì ống. Ngoài ra, để tăng cường hấp thụ sắt, hãy bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C, hoặc axit ascorbic.
Bạn có nên dùng thực phẩm bổ sung?
Việc uống thực phẩm bổ sung hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt sắt của cơ thể. Chỉ khi mức độ sắt quá thấp, các bác sĩ mới khuyên bạn nên sử dụng các chất bổ sung giàu chất sắt./.