Tình trạng mẹ và con thiếu kẽm ở mức báo động

VOV.VN -Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những nguyên nhân gây biếng ăn cũng như hay giật mình, ngủ không ngon giấc ở trẻ là do thiếu kẽm. 

Theo thông tin công bố tại cuộc họp báo nhân Ngày vi chất dinh dưỡng (sẽ diễn ra ngày 1&2/6/2017) của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng cả mẹ và con đang thiếu kẽm ở mức báo động, khiến nhiều trẻ chậm phát triển và kém thông minh.

Trên thực tế, các phòng khám của Viện Dinh dưỡng cũng gặp nhiều trẻ đến khám thiếu kẽm dẫn tới tình trạng biếng ăn. Ngoài biếng ăn, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của các bé. Thiếu kẽm trẻ thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, ngủ không sâu.

Tình trạng mẹ và con đang thiếu kẽm ở mức báo động

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu vi chất quan trọng này. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm là do khẩu phần ăn của người dân chưa cung cấp đủ nhu cầu cơ thể. Đặc biệt, thiếu kẽm thường gây ra những hậu quả rất âm thầm, không đặc trưng nên thường chỉ biết đến sau khi chủ động thực hiện xét nghiệm huyết thanh.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể? Thiếu kẽm sức khỏe của chúng ta sẽ nguy hiểm ra sao? Lý giải điều này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: kẽm là một vi chất dinh dưỡng rất cần cho quá trình tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…). Thiếu kẽm còn làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em.

BS Lâm nhấn mạnh: “Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nếu thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn”.

Nhiều trẻ ăn không ngon, ngủ không yên do thiếu kẽm (ảnh minh họa, Trong ảnh: BS đang khám bệnh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại khoa Nhi, BV Bạch Mai)
Bên cạnh tình trạng thiếu kẽm, BS Lâm cũng rất lo ngại về tỷ lệ thiếu vitamin A trong cộng đồng. Theo con số đưa ra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, ở một số địa phương miền núi, tỷ lệ này lên tới 16,1%.

Một trong những nguyên nhân quan trọng là do bữa ăn hàng ngày của trẻ (dưới 5 tuổi) mới chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu vitamin A; 34,8% bà mẹ có vitamin A trong sữa mẹ thấp do bữa ăn hàng ngày chưa đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị thiếu kẽm

Các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lo lắng kẽm thiếu nhiều nhưng chưa trở thành chương trình can thiệp cộng đồng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

Dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.

Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Một số người xơ gan bị thiếu kẽm do không giữ được kẽm.

Kẽm đóng vai trò quan trọng để làm giảm mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. 

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc.

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu kẽm?

BS Lâm cho biết: Những thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống là hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và gừng.

Chế độ bổ sung kẽm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt động vật, cá, hải sản, hạt thô, ngũ cốc không xay xát kỹ, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm nhiều phylate (có trong ngũ cốc và vài loại rau củ), đồng, canxi và axít folic có thể kéo giảm sự hấp thu kẽm. Đối với những người ăn chay, yêu cầu dung nạp kẽm tăng thêm vì những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng hấp thu kẽm thấp...

Ngày vi chất dinh dưỡng (1& 2/6) năm 2017, Viện Dinh dưỡng đã cấp hơn 7, 6 triệu liều viên nang vitamin A để bổ sung cho 5.000.000 trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi và 500.000 bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng, tại 63 tỉnh/thành.

Riêng 22 tỉnh khó khăn (nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao), đối tượng uống vitamin A liều cao còn được mở rộng với trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi (1,1 triệu trẻ) và hoạt động tẩy giun sẽ được triển khai cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi.

Để góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân: Cần ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, nên lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn; trẻ em trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm.

Bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng uống một liều vitamin A; phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai cần uống viên sắt/ axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

VOV.VN -Các bà mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương sau đây.

Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

VOV.VN -Các bà mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương sau đây.

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy
Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

BS Hoàng Thị Năng, BV Đa khoa Medlatec: sai lầm đầu tiên đó là việc tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài để hạn chế tiêu chảy.

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

BS Hoàng Thị Năng, BV Đa khoa Medlatec: sai lầm đầu tiên đó là việc tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài để hạn chế tiêu chảy.

PGS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em vẫn ở mức cao
PGS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em vẫn ở mức cao

VOV.VN - PGS.TS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm vóc, kết quả học tập và tương lai của các em. 

PGS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em vẫn ở mức cao

PGS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em vẫn ở mức cao

VOV.VN - PGS.TS Lê Bạch Mai: Suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm vóc, kết quả học tập và tương lai của các em. 

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?
Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Nếu bé bị sốt và nôn ói, tiêu chảy kéo dài 3 ngày chưa chắc là ngộ độc vitamin A vì ngộ độc vitamin A.

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Nếu bé bị sốt và nôn ói, tiêu chảy kéo dài 3 ngày chưa chắc là ngộ độc vitamin A vì ngộ độc vitamin A.

Em bé Sa Pa suy dinh dưỡng nặng đã được xuất viện
Em bé Sa Pa suy dinh dưỡng nặng đã được xuất viện

VOV.VN - Sức khỏe của cháu bé bị suy dinh dưỡng, 14 tháng nhưng chỉ nặng 3,5 kg đến từ Sapa hiện đã ổn định và ra viện vào chiều 5/7.

Em bé Sa Pa suy dinh dưỡng nặng đã được xuất viện

Em bé Sa Pa suy dinh dưỡng nặng đã được xuất viện

VOV.VN - Sức khỏe của cháu bé bị suy dinh dưỡng, 14 tháng nhưng chỉ nặng 3,5 kg đến từ Sapa hiện đã ổn định và ra viện vào chiều 5/7.