Việt Nam có thể chấm dứt hoàn toàn HIV/AIDS vào năm 2030

VOV.VN - Giám đốc Điều phối Quốc gia kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) đã khẳng định như vậy.

“Tôi lạc quan rằng, Việt Nam có thể chấm dứt hoàn toàn đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030”, đó là khẳng định của ông Christopher Detwiler, Giám đốc Điều phối Quốc gia kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) bên lề Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS đang diễn ra tại Hà Nội. Chương trình PEPFAR của Hoa Kỳ là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

PV: Thưa ông, là nhà tài trợ cho tất cả các dự án phòng, chống HIV/AIDS, ông đánh giá như thế nào về kết quả phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam cho đến thời điểm này?

Ông Christopher Detwiler: Việt Nam đã đi được 1 quãng đường rất dài. Hội nghị đầu tiên phòng chống HIV/AIDS đã được tổ chức tại Việt Nam từ năm 1997. Và 18 năm sau tại hội nghị này, những bằng chứng cho thấy Việt Nam đạt được những thành quả đáng tự hào trong việc phòng chống HIV/AIDS.

Tôi nghĩ Việt Nam nên tự hào về những thành tựu của mình, chẳng hạn như đã giàm được 43% tỷ lệ nhiễm mới. Hơn 100% bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc kháng ARV và trên 100.000 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Methandone.

Ông Christopher Detwiler, Giám đốc Điều phối Quốc gia kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của TT Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS  (PEPFAR)

PV: Khu vực châu Á chưa thể so sánh với châu Phi về mức độ “nóng” của dịch. Từ năm 2010, nguồn tài trợ cho cuộc chiến chống HIV/AIDS ở châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng đã giảm. Ông cho rằng sự sụt giảm này liệu có thể ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến chống dịch tại Việt Nam?

Ông Christopher Detwiler: Tôi nghĩ điểm chung ở châu Á hay châu Phi vẫn là tình hình dịch. Dịch HIV/AIDS ở các nước Đông Nam Á là dịch tập trung tức là có những quần thể có nguy cơ cao và cũng như Tiến sỹ Steven Klauf của UNAIDS đã trình bày ở phiên khai mạc, các nước ở Đông Nam Á đã sử dụng can thiệp vào các nhóm nguy cơ cao như gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và nhóm tiêm chích ma túy.

Từ năm 2010 nguồn đầu tư của PEPFAR cho châu Á và Việt Nam nói riêng đã giảm dần. Ở thời điểm này, nó được cân bằng lại và đầu tư nhiều cho châu Phi, nơi tình hình dịch khốc liệt hơn. Tuy nhiên, dù đã giảm đầu tư nhưng PEPFAR vẫn đầu tư cho Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng hệ thống, vận động chính sách, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thuốc ARV cũng như vật phẩm y tế khác liên quan đến điều trị HIV/AIDS.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, nguồn lực trong nước cần phải huy động tốt hơn để bù đắp vào phần thiếu hụt cũng như phần tăng thêm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Đó là chống phân biệt đối xử, giảm kỳ thị đối với những người có nguy cơ cao, người nhiễm bệnh để làm sao ngày càng có nhiều người tự tin hơn nữa dám bước ra để tìm các dịch vụ điều trị.

PV: Vậy khi nguồn viện trợ kết thúc, ông có khuyến cáo gì cho Việt Nam để đảm bảo mục tiêu kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030?

Ông Christopher Detwiler: Tôi nghĩ rằng 10 năm qua, Việt Nam đã nhận được rất nhiều nguồn viện trợ của cộng đồng quốc tế từ HIV/AIDS, nổi bật nhất là Quỹ Toàn cầu và chương trình Pepfath của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong 10 năm vừa qua, các nhà tài trợ đã giúp Việt Nam xây dựng 1 hệ thống phòng chống HIV/AIDS rất mạnh. Đội ngũ cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo, đầu tư rất nhiều máy móc trang thiết bị. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải đầu tư thêm nguồn lực tài chính trong nước để đáp ứng được nguồn thuốc ARV, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2030.

PV: Ông có lạc quan vào mục tiêu Việt nam sẽ chấm dứt hoàn toàn HIV/AIDS vào năm 2030?

Ông Christopher Detwiler: Tôi nghĩ rằng chúng ta phải đặt ra những mục tiêu tham vọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở mức độ toàn cầu là dồn tổng lực vào để đạt được những mục tiêu ấy.

Tôi lạc quan rằng Việt Nam có thể chấm dứt hoàn toàn đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Bởi Việt Nam đã có một đội ngũ y tế được đào tạo bài bản trong nhiều năm qua. Thứ hai, Việt Nam có kiến thức chống lại HIV/AIDS thể hiện qua hội nghị lần này. Chúng ta có cam kết chặt chẽ từ phía chính phủ và sự ủng hộ từ nhân dân.

Tôi tin rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đó. Tôi rất tâm đắc với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong phiên khai mạc hội nghị sáng 24/11. Đó là “chúng ta không cần phải đợi đến năm 2020, 2030 mà có rất nhiều việc chúng ta có thể làm ngay trong ngày hôm nay. Và không phải chỉ đạt được 90 mà có thể đạt được 100. Điều đó thể hiện cam kết chính trị của Việt Nam rất to lớn. Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu trong khu vực nếu không muốn nói là dẫn đầu thế giới với những cam kết chính trị của mình về việc kết thúc đại dịch HIV/AIDS. 

Tôi tin tưởng rằng nếu đi đúng hướng, Việt Nam hoàn toàn đứng đầu khu vực và thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS.

PV: Xin cảm ơn ông!

Dự và phát biểu tại hội nghị Quốc gia phòng chống dịch HIV/AIDS lần thứ VI, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các cấp bộ, ngành, địa phương tích cực hành động để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 mà Liên Hợp Quốc đưa ra.

Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS có chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90”, tức là hướng tới năm 2020, Việt Nam có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị liên tục bằng thuốc kháng virus ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định.

Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, có 11 phiên họp chuyên đề và hội thảo với 90 bài báo cáo khoa học là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ những kết quả nghiên cứu, sáng kiến, các mô hình can thiệp và cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân; đồng thời đưa ra những dự báo về tình hình HIV/AIDS và những định hướng ưu tiên trong nghiên cứu khoa học thời gian tới.

Sau 10 năm phát hiện bệnh nhân trên thế giới, từ năm 1990 đến nay, Việt Nam phát hiện khoảng 230.000 người nhiễm HIV và khoảng 85.000 người đã chết vì bệnh AIDS.

Việt Nam đã ý thức được hiểm họa của đại dịch và với sự giúp đỡ hiệu quả của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội trong đó có những người bị nhiễm HIV nên đã từng bước đẩy lùi đại dịch này. Năm nay là năm thứ 8 liên tiếp, Việt Nam đều giảm cả về số người nhiễm HIV, số người chuyển sang giai AIDS và số người tử vong./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lộ diện danh tính sao nam Hollywood bị nhiễm HIV
Lộ diện danh tính sao nam Hollywood bị nhiễm HIV

VOV.VN - Theo nguồn tin từ một số phương tiện truyền thông, Charlie Sheen chính là sao nam Hollywood bị dính HIV và lây nhiễm cho một số nữ diễn viên.

Lộ diện danh tính sao nam Hollywood bị nhiễm HIV

Lộ diện danh tính sao nam Hollywood bị nhiễm HIV

VOV.VN - Theo nguồn tin từ một số phương tiện truyền thông, Charlie Sheen chính là sao nam Hollywood bị dính HIV và lây nhiễm cho một số nữ diễn viên.

100.000 bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được điều trị thuốc ARV
100.000 bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được điều trị thuốc ARV

VOV.VN -Đến nay, Việt Nam đã đạt mốc 100.000 bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV, gấp 5 lần  so với năm 2005.

100.000 bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được điều trị thuốc ARV

100.000 bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được điều trị thuốc ARV

VOV.VN -Đến nay, Việt Nam đã đạt mốc 100.000 bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV, gấp 5 lần  so với năm 2005.

1 sao nam hạng A của Hollywood bị nhiễm HIV
1 sao nam hạng A của Hollywood bị nhiễm HIV

Thông tin này đang khiến Holywood rúng động, theo tiết lộ, người bị nhiễm HIV này là ngôi sao nam hạng A, vốn rất được yêu thích ở "kinh đô điện ảnh".

1 sao nam hạng A của Hollywood bị nhiễm HIV

1 sao nam hạng A của Hollywood bị nhiễm HIV

Thông tin này đang khiến Holywood rúng động, theo tiết lộ, người bị nhiễm HIV này là ngôi sao nam hạng A, vốn rất được yêu thích ở "kinh đô điện ảnh".

Nhiều hy vọng từ xét nghiệm HIV người đồng tính nam tại cộng đồng
Nhiều hy vọng từ xét nghiệm HIV người đồng tính nam tại cộng đồng

VOV.VN - Số người đồng tính nam và chuyển giới tại TP HCM là khoảng 30.000 người. Đây là nhóm cộng đồng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Nhiều hy vọng từ xét nghiệm HIV người đồng tính nam tại cộng đồng

Nhiều hy vọng từ xét nghiệm HIV người đồng tính nam tại cộng đồng

VOV.VN - Số người đồng tính nam và chuyển giới tại TP HCM là khoảng 30.000 người. Đây là nhóm cộng đồng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

PTT Vũ Đức Đam: Hãy hành động chấm dứt đại dịch HIV ngay từ lúc này
PTT Vũ Đức Đam: Hãy hành động chấm dứt đại dịch HIV ngay từ lúc này

VOV.VN -Phó Thủ tướng kêu gọi không phải đợi đến năm 2020 hay năm 2030, mà ngay bây giờ, ngay lúc này hãy hành động để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.

PTT Vũ Đức Đam: Hãy hành động chấm dứt đại dịch HIV ngay từ lúc này

PTT Vũ Đức Đam: Hãy hành động chấm dứt đại dịch HIV ngay từ lúc này

VOV.VN -Phó Thủ tướng kêu gọi không phải đợi đến năm 2020 hay năm 2030, mà ngay bây giờ, ngay lúc này hãy hành động để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.