Yoga – dễ nhưng không đơn giản

VOV.VN - Tập yoga không chỉ giúp bạn khỏe và dẻo dai hơn, mà còn phát triển các cơ của bạn. Các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, nhưng thực tế không.

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 16 triệu người tập yoga mỗi ngày. Và ở Việt Nam, số lượng người tập yoga ngày một nhiều lên. Vì sao yoga có sức hút như vậy? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn. 

Những tác dụng tuyệt vời của yoga

Tác dụng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất sau một thời gian tập yoga, đó là bạn thấy mình linh hoạt và dẻo dai hẳn lên nhờ các cơ xương khớp được hoạt động thường xuyên.

Đừng bắt đầu chương trình “yoga miễn phí” tại nhà nếu như bạn chưa từng trải qua một khóa học yoga nào trước đó. (ảnh: KT)
Có rất nhiều tư thế tập yoga đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tương đối tốt, như bài tập cân bằng cơ thể trên một chân, hay bài tập đỡ cả cơ thể chỉ bằng cánh tay. Như vây, sau khi tập được những động tác khó đó, sức khỏe của bạn sẽ tăng lên rõ rệt.

Tập yoga không chỉ giúp bạn khỏe và dẻo dai hơn, mà còn phát triển các cơ của bạn. Tiếp theo đó là giảm các bệnh về xương khớp và căng mỏi cơ do ngồi một chỗ trong thời gian dài.

Điểm nổi bật nữa của yoga chính là giúp người tập cải thiện hô hấp. Những bài tập hít thở của yoga chú trọng đến việc thở và dạy chúng ta làm thế nào để sử dụng hai lá phổi hợp lý nhất. Điều này quan trọng hơn bạn vẫn nghĩ bởi nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể chúng ta.

Và “đỉnh cao” về lợi ích mà yoga mang lại chính là sự cân bằng về tinh thần, giải tỏa căng thẳng, làm dịu tâm trí, tăng sự nhạy bén trong tư duy và khả năng ghi nhớ.

Tập luyện yoga còn giúp bạn tăng ý thức về chính cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn tới những cách nhìn tích cực và tăng sự tự tin trong chính con người bạn. 

Dễ, nhưng không đơn giản

Các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, nhưng thực tế không đơn giản như bạn tưởng.

Theo con số thống kê hàng năm có tới hàng chục ngàn người phải vào viện điều trị các chấn thương do tập yoga không đúng. Nguyên nhân khiến những người này bị thương là do họ cho rằng tập luyện yoga rất dễ và ai cũng có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp với yêu cầu. Hầu hết các chấn thương đều là do việc duy trì tập luyện quá sức do người tập không nhận thức được giới hạn cho phép của cơ thể mình.

Trước khi bước vào tập yoga, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:

-Không nóng vội: Tập luyện yoga bao gồm 5 bước, đó là: thiền, khởi động, tập các asana, xoa bóp và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.

-Tập trung ý chí và năng lực: Tập luyện yoga là cả một quá trình khó khăn và khắt khe bao gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập chung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

-Thực hiện động tác chính xác: Vì tập các asana, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo tư thế khó khăn hơn tư thế thông thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, tuần hoàn...

-Tập trung toàn bộ sự chú ý khi tập: Trong yoga, để thành công, ngoài việc tập các asana, yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Do đó, khi tập luyện bạn phải tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác, đồng thời dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch.

 7 nguyên tắc “vàng” khi tập yoga

-Phải có người hướng dẫn: Nếu bạn tập yoga không có người hướng dẫn hoặc không đúng phương pháp sẽ làm sai tư thế, có thể dẫn đến chấn thương, trật khớp, gãy xương, tai biến tim mạch, suy kiệt. Bên cạnh đó, tập thở trong yoga rất quan trọng, nếu không được hướng dẫn cách thở, việc luyện tập sẽ không hiệu quả nữa.

-Tập vào sáng sớm hoặc tối muộn: Vào sáng sớm, tâm trí tỉnh táo còn cơ thể cứng; vào buổi tối, cơ thể dẻo dai hơn sau một ngày hoạt động còn tâm trí bắt đầu mệt mỏi. Nếu bạn tập yoga vào buổi sáng nên tập thở trước sau đó mới tập các động tác. Tập buổi tối tập các động tác trước rồi mới tập thở.

-Thở đúng cách: Luyện thở cần chính xác – hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng, hít vào phải căng bụng lên và thở ra phải hóp bụng lại; hít sâu thở dài. Nếu thở không đúng cách, việc tập luyện không những không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Để bụng rỗng trước khi tập: Trước khi tập 4 giờ không nên ăn nhiều. Những người bị huyết áp thấp có thể uống sữa hoặc nước hoa quả trước khi tập khoảng 30 phút để không bị chóng mặt khi đói. Sau khi tập yoga, sau 10 – 15 phút mới nên ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới ăn thức ăn đặc.

-Khởi động trước khi tập: Bạn hãy khởi động khoảng 45 phút cho khớp cổ, khớp vai, lưng... nhằm làm cho các cơ giãn ra, thần kinh và năng lượng bắt đầu chuyển động để cơ thể bạn thích nghi với cường độ tập luyện cao.

-Tuân thủ các quy trình: Tập luyện yoga gồm 5 bước: Thiền - khởi động - tập các động tác - xoa bóp - thư giãn và người tập cần tuân theo những bước này để tập yoga đúng cách. Việc luyện tập cần sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác để việc luyện tập có hiệu quả. Sau buổi tập, bạn thấy đầu óc thanh thản, cơ thể nhẹ nhàng đó mới là tập yoga đúng cách.

-Thực hiện tốt 4 “không” – nguyên tắc cuối cùng rất quan trọng để bạn tập yoga đúng cách đó là phải thực hiện tốt nguyên tắc 4 “không”: Không vội vã (chậm rãi, thận trọng), không kỷ lục (không nên bị thúc ép hoặc gắng gượng), không quá sức (tập theo khả năng của mình) và không phân tán (tập trung cao độ và biết cách thư giãn). 

Trẻ em có nên tập yoga?

Theo Tiến sĩ Phạm Phúc Hạnh, Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, một đứa trẻ phát triển đòi hỏi phải luôn hoạt động, leo trèo, chạy nhảy và các phương pháp thể dục cho trẻ cần có trò chơi, ganh đua. Vì thế, yoga không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi.

Không nên “tự học” Yoga

Đừng bắt đầu chương trình “yoga miễn phí” tại nhà nếu như bạn chưa từng trải qua một khóa học yoga nào trước đó. Yoga là con dao hai lưỡi. Tập không đúng cách, bạn chỉ đau đớn và mệt mỏi thêm. Tất nhiên hiện giờ có khá nhiều sách và băng đĩa dạy yoga trên thị trường, nhưng nói chung không nên tự mày mò tập theo sách bởi những thuật ngữ yoga không hề dễ hiểu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các bài thuốc trị chứng đau đầu
Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Trong y học cổ truyền, đau đầu “đầu thống” gây nên bởi ngoại cảm, nội thương tạp bệnh và được phân ra thành nhiều thể bệnh khác nhau.

Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Trong y học cổ truyền, đau đầu “đầu thống” gây nên bởi ngoại cảm, nội thương tạp bệnh và được phân ra thành nhiều thể bệnh khác nhau.

Bài thuốc chữa bong gân
Bài thuốc chữa bong gân

Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp do bị chấn động mạnh quá mức, thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp khi chạy nhảy, trượt ngã.

Bài thuốc chữa bong gân

Bài thuốc chữa bong gân

Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp do bị chấn động mạnh quá mức, thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp khi chạy nhảy, trượt ngã.

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp
Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp

VOV.VN - 60% người trên 65 tuổi và 85% trên 80 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp

VOV.VN - 60% người trên 65 tuổi và 85% trên 80 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

VOV.VN -Chương trình Tư vấn sức khỏe trực tiếp trên VOV2 từ 9h30 đến 10h00 sáng 24/10/2013

Luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

VOV.VN -Chương trình Tư vấn sức khỏe trực tiếp trên VOV2 từ 9h30 đến 10h00 sáng 24/10/2013

Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh.

Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh.