VOV.VN - Hiện nay, các trường THPT tại TP.HCM đang tăng tốc chuẩn bị triển khai chương trình lớp 10 mới. Nhiều băn khoăn được nêu ra trong đó có việc thi cử, xét tuyển đại học sẽ phải thay đổi như thế nào cho phù hợp.
VOV.VN - Giáo viên nhiều lúc vẫn dùng quyền lực chuyên môn để tư vấn, có thể áp đặt ý kiến. Do đó, nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường phải tách ra, “tiếc tiền đến mấy cũng phải có những vị trí chuyên trách" - GS. Nguyễn Quý Thanh nêu quan điểm.
VOV.VN - Ở nước ngoài mình có thể giúp các bạn trẻ theo cách hằng năm có thể nhận vài ba sinh viên Việt Nam sang làm việc với mình nhưng con số đó rất nhỏ. Còn dạy ở Việt Nam mình có thể giúp cho nhiều em hơn - TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ lý do trở về nước.
VOV.VN - Hơn 8 tháng nghỉ dịch, nhiều giáo viên mầm non đã chuyển nghề làm công nhân thời vụ, dọn nhà thuê, bán hàng, trông trẻ... chờ ngày trường học mở cửa nhưng cũng có người đã "dứt" khỏi ngành. Chưa khi nào họ lung lay với nghề đã chọn như lúc này.
VOV.VN - Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, kế hoạch phòng ngừa chủ động là yếu tố quyết định đến việc mở trường học. Ngành giáo dục và y tế phải phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra hướng dẫn cho các trường học.
VOV.VN - Tham gia tình nguyện lấy mẫu xét nghiệm cho bà con nhân dân trên các đảo thuộc xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên, Kiên Giang, Thanh Nhựt và các cán bộ phải di chuyển bằng ghe, thuyền, bè.
VOV.VN - Chuyển viện chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng với nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Hà Tiên. Họ phải cân nhắc, tính toán sự quá tải của tuyến trên, tính mạng của người bệnh trên đường vận chuyển,… thậm chí cả việc làm sao để người nhà lấy được tro cốt nếu bệnh nhân không may qua đời.
VOV.VN - Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.
VOV.VN - Khi điều trị Covid -19 tại Bệnh viện dã chiến số 6, Châu Giang thấy có những bữa cơm đến trễ. Hỏi ra mới biết, bệnh viện rất thiếu nhân lực. Bác sĩ còn phải đi khiêng cơm. Lúc đó, Châu Giang quyết định khỏi bệnh sẽ quay lại làm tình nguyện viên.
VOV.VN - “Bà ơi, bà có thấy khó chịu không?" - Tiếng điều dưỡng Trần Văn Vũ vang lên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Trung tâm y tế TP. Hà Tiên (Kiên Giang). Cũng câu hỏi đó nhưng đôi khi anh lại nói với bệnh nhân bằng tiếng Khơ me hoặc tiếng Hoa...