3 kịch bản bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2

VOV.VN - Cử tri Pháp hôm nay (19/6) sẽ đi bỏ phiếu bầu Quốc hội mới vòng 2. Kết quả bầu cử lần này có ý nghĩa quan trọng đối với quyền lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong những năm tới.

Cuộc bầu cử chi phối quyền lực của Tổng thống Macron

Nước Pháp bước vào vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội khóa 16 của nền Đệ ngũ Cộng hòa trong bầu không khí nóng bỏng hiếm có, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, nước Pháp đang phải trải qua một đợt nắng nóng nghiêm trọng. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, qua đó tác động đến kết quả bầu cử. Về nghĩa bóng, cuộc bầu cử lần này sẽ là sự cạnh tranh hết sức cam go giữa đảng Liên minh trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các đảng khác trong Quốc hội. Bởi kết quả bầu cử sẽ chi phối quyền lực của Tổng thống Pháp Macron trong những năm tới.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng 1 tuần trước, Liên minh trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dù giành chiến thắng song kết quả không mang tính cách biệt, nhất là với khối cánh tả của ông Jean-Luc Melenchon, lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất. Do đó, kết quả bầu cử lần này sẽ quyết định màu sắc chính trị của Quốc hội Pháp trong những năm tới. Sau khi tái đắc cử, mục tiêu của Tổng thống Macron là giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội, tức là tối thiểu phải giành được 289 ghế, để có thể dễ dàng thực thi các dự án cải cách của ông.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia Tổng thống Pháp không dễ dàng đạt được mục tiêu này. Ông Jean Daniel Levy, Giám đốc quản lý viện thăm dò dư luận Interactive bình luận: “Kết quả bầu cử năm nay sẽ tương đối khó khăn với Tổng thống Pháp. Trong vòng 1, kết quả bỏ phiếu dành cho phe của Tổng thống rõ ràng thấp hơn so với kết quả của năm 2017. Năm 2017, khoảng một phần ba cử tri đã bỏ phiếu cho phe Tổng thống nhưng lần này kết quả là một phần tư. Kết quả này có nghĩa là có một tỷ lệ cử tri đi bầu không cho phép đảng của Tổng thống Pháp giành thế đa số tuyệt đối trong Quốc hội”.

3 kịch bản bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2

Giới phân tích cũng dự đoán 3 kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2 lần này. Kịch bản thứ nhất là Liên minh trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giành đa số tuyệt đối. Đây là kịch bản hoàn hảo nhất đối với liên minh của Tổng thống.

Kịch bản thứ 2 là Liên minh của ông Macron không giành được 289 ghế tối thiểu, đồng nghĩa với việc không giành được quyền chi phối dù là đảng lớn nhất trong Quốc hội. Đây được xem là điều bất bình thường trong nền Đệ ngũ Cộng hòa. Nếu kịch bản này xảy ra có nghĩa là ông Macron sẽ phải tìm kiếm liên minh với các đảng giành chiến thắng, thậm chí chia sẻ quyền lực trong chính phủ hiện thời. Trong một Quốc hội chia rẽ, tốc độ cải cách trong chính quyền dĩ nhiên sẽ bị chậm lại và dẫn đến bế tắc chính trị.

Kịch bản thứ 3 là các đảng đối lập trong đó có khối cánh tả của ông Jean-Luc Melenchon, lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất - người đang nuôi tham vọng trở thành Thủ tướng của nước Pháp, giành đa số ghế trong Quốc hội. Theo Hiến pháp của Pháp, với kết quả này, Tổng thống sẽ buộc phải chỉ định Thủ tướng mới được sự ủng hộ của Hạ viện. Nếu kịch bản này xảy ra, liên minh của ông Macron sẽ phải “sống chung” với các đảng khác. Điều này sẽ khiến quyền lực của Tổng thống bị thu hẹp lại. Tổng thống sẽ chỉ có vai trò dẫn dắt trong các chính sách đối ngoại, các chính sách đối nội sẽ rơi vào tay Chính phủ. Kịch bản này được cho là hiếm song cũng đã từng xảy ra tại Pháp thời hậu chiến. Điều này cũng đồng nghĩa với đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống và Thủ tướng sẽ thường xuyên xảy ra trong chính trường Pháp thời gian tới

Theo kết quả thăm dò mới nhất do Viện Ipsos-Sopra Steria thực hiện cho vòng hai, các ứng cử viên của liên đảng Tập hợp thân Tổng thống gồm các đảng Cộng hòa tiến bước, Phong trào Dân chủ và Những chân trời sẽ giành được từ 265-305 ghế. Đối thủ chính của đảng tiến bước là liên đảng cánh tả NUPES gồm các đảng Nước Pháp bất khuất, đảng Xã hội, đảng Châu Âu sinh thái - Xanh và đảng Cộng sản Pháp hy vọng giành được từ 140-180 ghế. Đứng thứ ba là Liên đảng cánh hữu Những người Cộng hòa, Liên minh các đảng viên Dân chủ và Độc lập nhận được từ 60-80 ghế. Về vị trí thứ 4 là đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia có thể giành được từ 20-50 ghế. Số ghế còn lại được giành cho những đảng phái khác, bao gồm các vùng lãnh thổ hải ngoại./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh cãi gay gắt tại Pháp về kết quả vòng 1 bầu cử Quốc hội
Tranh cãi gay gắt tại Pháp về kết quả vòng 1 bầu cử Quốc hội

VOV.VN - Kết quả vòng 1 bầu cử Pháp ngày 12/6 bị đảo ngược vào phút cuối với cách biệt cực nhỏ đã làm bùng lên những tranh cãi tại Pháp.

Tranh cãi gay gắt tại Pháp về kết quả vòng 1 bầu cử Quốc hội

Tranh cãi gay gắt tại Pháp về kết quả vòng 1 bầu cử Quốc hội

VOV.VN - Kết quả vòng 1 bầu cử Pháp ngày 12/6 bị đảo ngược vào phút cuối với cách biệt cực nhỏ đã làm bùng lên những tranh cãi tại Pháp.

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1: Liên minh của ông Macron thua liên minh cánh tả
Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1: Liên minh của ông Macron thua liên minh cánh tả

VOV.VN -  Với 26,1% số phiếu ủng hộ, liên minh cánh tả “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới” về đầu tại vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội ngày hôm qua (12/6).

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1: Liên minh của ông Macron thua liên minh cánh tả

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1: Liên minh của ông Macron thua liên minh cánh tả

VOV.VN -  Với 26,1% số phiếu ủng hộ, liên minh cánh tả “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới” về đầu tại vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội ngày hôm qua (12/6).

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Các đảng đều khó giành đa số
Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Các đảng đều khó giành đa số

VOV.VN - Gần 1 tuần sau khi vòng 1 bầu cử Quốc hội Pháp kết thúc, các cuộc thăm dò trước vòng 2 diễn ra vào ngày 19/6 cho thấy, tương quan giữa các lực lượng chính trị chưa có thay đổi đột phá.

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Các đảng đều khó giành đa số

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Các đảng đều khó giành đa số

VOV.VN - Gần 1 tuần sau khi vòng 1 bầu cử Quốc hội Pháp kết thúc, các cuộc thăm dò trước vòng 2 diễn ra vào ngày 19/6 cho thấy, tương quan giữa các lực lượng chính trị chưa có thay đổi đột phá.