7 tỷ người dân sẽ được lợi từ vệ tinh mới của NASA

(VOV)-NASA hy vọng, vệ tinh này sẽ có tuổi thọ lâu dài và cung cấp những dữ liệu hữu ích giúp con người nhận biết và đối phó với thiên tai.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang chuẩn bị phóng vệ tinh mới mang tên Sứ mệnh dữ liệu liên tục (LDCM). Vệ tinh này có nhiệm vụ quan sát cảnh quan và sự thay đổi của trái đất.

Trong tháng 12/2012, cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, vệ tinh mới dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 11/2/2013, thay thế vệ tinh Landsat 5 dự kiến sẽ ngừng hoạt động trong vài tháng tới.

Vệ tinh LDCM mang theo 2 bộ phận mới là bộ quan sát hình ảnh hoạt động của trái đất và bộ cảm biến tia hồng ngoại.

Vệ tinh quan sát trái đất LDCM (Ảnh: NASA)

Trong cuộc họp báo ngày 10/1, Jim Irons, Nhà khoa học nghiên cứu vệ tinh LDCM cho biết, hai bộ phận mới sẽ giúp cho vệ tinh LDCM nhận biết được hình ảnh của trái đất tốt hơn vệ tinh trước đó. Những bộ phận này còn hỗ trợ vệ tinh thích ứng được với những thay đổi trên bề mặt của trái đất theo thời gian.

Vệ tinh quan sát trái đất LDCM có kích thước tương đối lớn, dài 6m và nặng 2.720 kg.

Nhà khoa học Ken Schwer, quản lý dự án vệ tinh LDCM thuộc Trung tâm Bay không gian Goddard của NASA tiết lộ, vệ tinh LDCM sẽ bay 705 km quanh bề mặt trái đất và đi theo đường đi của vệ tinh Landsat 5.

Theo NASA, vệ tinh LDCM đã được đưa đến căn cứ không quân Vandenberg ở California- nơi mà nó sẽ được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2 tới. Sau đó, vệ tinh LDCM sẽ được đổi tên thành Landsat 8 và do SGS điều hành. Vệ tinh này sẽ quay quanh trái đất khoảng 14 lần/ngày và sẽ quay trở lại từng vị trí của trái đất 16 ngày/lần như thể xoay quanh những vĩ độ khác nhau.

Các dữ liệu thu thập từ vệ tinh sẽ được công bố miễn phí rộng rãi cho người dân biết và sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Vệ tinh sẽ giúp cho chúng ta phát hiện kịp thời những hành vi phá rừng nhiệt đới, xâm lấn đô thị, ảnh hưởng của thảm họa thiên tai và băng tuyết tan chảy. Điều này là hoàn toàn có cơ sở trong suốt 40 năm hoạt động của chương trình vệ tinh quan sát trái đất.

Những thông tin thu thập được từ vệ tinh sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định về việc sử dụng đất ở các khu vực đô thị và nông thôn, cũng như quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, nước ngọt.

Nhà khoa học Jim Irons nói: “Tôi không cường điệu hóa vấn đề nhưng tôi nghĩ rằng, có tất cả 7 tỷ người trên trái đất sẽ được hưởng lợi từ vệ tinh LDCM”.

Vệ tinh LDCM sẽ thu thập được nhiều dữ liệu cũng như tốt hơn vệ tinh Landsat 5 và các nhà khoa học hy vọng, tuổi thọ của vệ tinh sẽ được kéo dài.

Theo USGS, cho đến nay, Vệ tinh Landsat 5 được coi là vệ tinh quan sát trái đất có tuổi thọ lâu nhất. Vệ tinh được phóng lên quỹ đạo năm 1984. Vệ tinh này đã truyền tải nhiều hình ảnh và sự thay đổi trên bề mặt trái đất.

Marcia McNutt, Giám đốc USGS cho biết: “Vệ tinh Landsat 5 đã ghi lại hình ảnh và truyền tải những dữ liệu hữu ích cho con người về bão, sóng thần, cháy rừng, phá rừng hay tràn dầu. Trong chương trình vệ tinh quan sát trái đất, chúng tôi mong tiếp tục phóng những vệ tinh hoạt động hiệu quả”.

Năm 2011, các vệ tinh quan sát trái đất đã giúp con người theo dõi lũ lụt tàn phá dọc theo sông Mississippi và ghi lại hình ảnh đường đi của một cơn lốc xoáy ở bang Massachusetts; đồng thời giúp con người chiến đấu với vụ cháy rừng tàn khốc ở Arizona.

Cũng giống như vệ tinh Landsat 5, vệ tinh quan sát trái đất LDCM là sự hợp tác giữa NASA và USGS với mục đích ghi lại những dữ liệu từ không gian trái đất.

Vệ tinh Landsat 5 đã bay vòng quanh thế giới hơn 150.000 lần và ghi lại hơn 2,5 triệu hình ảnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NASA tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa
NASA tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

Có khả năng, tàu thăm dò Curiosity sẽ khoan đá và cung cấp các mẫu vật cho các thiết bị khoa học được đặt bên trong tàu.

NASA tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

NASA tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

Có khả năng, tàu thăm dò Curiosity sẽ khoan đá và cung cấp các mẫu vật cho các thiết bị khoa học được đặt bên trong tàu.

Tàu thăm dò của NASA sắp hạ cánh xuống sao Hỏa
Tàu thăm dò của NASA sắp hạ cánh xuống sao Hỏa

 Khi đáp xuống sao Hỏa, Tàu Curiosity sẽ sử dụng nhiều thiết bị để lấy mẫu cát, đá trên bề mặt hành tinh.

Tàu thăm dò của NASA sắp hạ cánh xuống sao Hỏa

Tàu thăm dò của NASA sắp hạ cánh xuống sao Hỏa

 Khi đáp xuống sao Hỏa, Tàu Curiosity sẽ sử dụng nhiều thiết bị để lấy mẫu cát, đá trên bề mặt hành tinh.

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường
NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

Vệ tinh mới này có trị giá 1,5 tỷ USD sẽ giúp phục vụ công tác dự báo thời tiết và theo dõi quá trình biến đổi khí hậu dài hạn.  

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

Vệ tinh mới này có trị giá 1,5 tỷ USD sẽ giúp phục vụ công tác dự báo thời tiết và theo dõi quá trình biến đổi khí hậu dài hạn.  

NASA phát hiện một hành tinh giống trái đất
NASA phát hiện một hành tinh giống trái đất

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây phát hiện một hành tinh có tên UCF-1.01, ngoài hệ mặt trời và cách trái đất 33 năm ánh sáng.

NASA phát hiện một hành tinh giống trái đất

NASA phát hiện một hành tinh giống trái đất

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây phát hiện một hành tinh có tên UCF-1.01, ngoài hệ mặt trời và cách trái đất 33 năm ánh sáng.

NASA sẽ phóng vệ tinh tìm hiểu tác động của bão mặt trời
NASA sẽ phóng vệ tinh tìm hiểu tác động của bão mặt trời

Bộ đôi tàu thăm dò Vành đai bão bức xạ dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Atlas V

NASA sẽ phóng vệ tinh tìm hiểu tác động của bão mặt trời

NASA sẽ phóng vệ tinh tìm hiểu tác động của bão mặt trời

Bộ đôi tàu thăm dò Vành đai bão bức xạ dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Atlas V

NASA phóng thành công tên lửa đi tìm sự sống trên sao Hỏa
NASA phóng thành công tên lửa đi tìm sự sống trên sao Hỏa

Phòng thí nghiệm di động này sẽ mất 9 tháng để đến được Sao Hỏa và có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của các kết cấu hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa.

NASA phóng thành công tên lửa đi tìm sự sống trên sao Hỏa

NASA phóng thành công tên lửa đi tìm sự sống trên sao Hỏa

Phòng thí nghiệm di động này sẽ mất 9 tháng để đến được Sao Hỏa và có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của các kết cấu hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa.

 NASA, Vatican bác bỏ tin đồn về “ngày tận thế”
NASA, Vatican bác bỏ tin đồn về “ngày tận thế”

(VOV) - Tin đồn về “ngày tận thế” khiến người dân ở nhiều nước hoang mang và đổ xô tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm.

 NASA, Vatican bác bỏ tin đồn về “ngày tận thế”

NASA, Vatican bác bỏ tin đồn về “ngày tận thế”

(VOV) - Tin đồn về “ngày tận thế” khiến người dân ở nhiều nước hoang mang và đổ xô tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm.

Một giáo sư người Việt tham gia chế tạo robot cho NASA
Một giáo sư người Việt tham gia chế tạo robot cho NASA

GS Charles Cường Nguyễn đã chế tạo cánh tay robot có độ chính xác đến từng 0,01 mm nên được NASA chấp nhận dùng để xây dựng trạm không gian.

Một giáo sư người Việt tham gia chế tạo robot cho NASA

Một giáo sư người Việt tham gia chế tạo robot cho NASA

GS Charles Cường Nguyễn đã chế tạo cánh tay robot có độ chính xác đến từng 0,01 mm nên được NASA chấp nhận dùng để xây dựng trạm không gian.

NASA phóng hai vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ
NASA phóng hai vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ

(VOV) - Giới chuyên gia sẽ có được cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về ảnh hưởng của thời tiết tới hoạt động liên lạc.

NASA phóng hai vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ

NASA phóng hai vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ

(VOV) - Giới chuyên gia sẽ có được cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về ảnh hưởng của thời tiết tới hoạt động liên lạc.