Ai Cập: Biểu tình và bạo lực tiếp diễn, căng thẳng gia tăng

(VOV) - Alexandria là nơi đã xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Mursi.

Tiếp tục các diễn biến khiến công chúng và dư luận Ai Cập lo ngại, ngày 29/6, đụng độ ác liệt tiếp tục nổ ra tại nhiều địa phương của Ai Cập giữa những người phản đối và ủng hộ Tổng thống Mohamed Mursi, tâm điểm chống đối của chiến dịch biểu tình quần chúng rầm rộ mà các lực lượng đối lập dự định tiến hành vào ngày hôm nay (30/6), trên toàn lãnh thổ Ai Cập.

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, đụng độ dữ dội đã nổ ra ngày thứ hai liên tiếp tại Alexandria, thành phố cảng lớn nhất nằm ở phía bắc của Ai Cập, khiến hàng chục người bị thương, trước khi bị giải tán nhờ sự can thiệp của lực lượng an ninh. Alexandria là nơi đã xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Mursi trong ngày 28/6, khiến ít nhất 3 người chết và hơn 80 người khác bị thương. Trụ sở của Tổ chức Anh em Hồi giáo mà Tổng thống Mursi là thành viên, đã bị tấn công và đốt cháy.


Bạo động tại Alexandria ngày 29/6 (Ảnh: Reuters).

Các cuộc tấn công nhằm vào các trụ sở của Tổ chức anh em Hồi giáo cũng được ghi nhận tiếp tục xảy ra trong ngày 29/6 tại một loạt thành phố phía bắc của Ai Cập. Thương vong cũng đã xảy ra trong các cuộc tấn công này, song con số chính xác chưa được thống kê cụ thể. Theo các nguồn tin, tại nhiều địa phương, bạo lực vẫn bùng phát bất chấp dự hiện diện và can thiệp của lực lượng an ninh, một dấu hiệu cho thấy sự thiếu khả năng kiểm soát toàn cục của chính quyền địa phương.

Còn tại thủ đô Cairo, tâm điểm của các chiến dịch biểu tình ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi, các cuộc biểu bình tiếp tục diễn ra với sự tham gia của hàng chục ngàn người thuộc cả hai phía. Tại thành phố Chiến thắng (Nasr City), những người ủng hộ Tổng thống Mursi tiếp tục tập trung trong ngày thứ 2 liên tiếp tại quảng trường Rabaa Al Adawiya với quyết tâm "bảo vệ pháp luật và ngăn chặn bạo lực". Cuộc biểu tình có sự tham gia của hơn chục chính đảng Hồi giáo tại Ai Cập, bên cạnh đảng Tự do và Công lý (tiền thân của Tổ chức Anh em Hồi giáo) của Tổng thống Mursi.

Trong khi đó, hàng chục ngàn người thuộc lực lượng đối lập tiếp tục để về quảng trường trung tâm Tahrir, khu vực Phủ Tổng thống và phía trước trụ sở Bộ Quốc phòng, để biểu tình đòi Tổng thống Mursi từ chức và tổ chức bầu cử Tổng thống trước thời hạn. Cùng ngày, Phong trào tự xưng là Nổi loạn (Tamarud) tuyên bố, tổ chức này đã thu thập được số chữ kỹ đòi truất quyền Tổng thống Mursi nhiều hơn dự kiến. 

Mohammed Abdul Aziz, một trong những người sáng lập Phong trào Nổi loạn thông báo trong một cuộc họp báo tại Cairo rằng, tổng số chữ kí đòi truất quyền Tổng thống Mursi mà tổ chức này đã thu thập được là 22 triệu chữ kí, nhiều hơn mục tiêu 15 triệu chữ kí mà Phong trào đề ra trước đó và nhiều gần gấp đôi con số 13 triệu phiếu ủng hộ mà Tổng thống Mursi nhận được trong cuộc bầu cử cách đây đúng 1 năm. Các lãnh đạo Phong trào Nổi loạn khẳng định, chiến dịch nhằm vào Tổng thống Mursi chỉ kết thúc khi Tổng thống Mursi từ chức, quyết định tổ chức bầu cử Tổng thống trước thời hạn và xây dựng hiến pháp mới. 

Trong một diễn biến khác, một số Thượng nghị sỹ trong Hội đồng tư vấn Quốc gia (Thượng viện Ai Cập) đã thông báo quyết định từ chức và gia nhập chiến dịch biểu tình chống Tổng thống Mursi. Trước đó, ngày 28/6, Câu lạc bộ các Thẩm phán Ai Cập cũng tuyên bố gia nhập chiến dịch biểu tình của phe đối lập ngày 30/6, động thái được nhiều nhà phân tích nhìn nhận là lời tuyên chiến của giới Tư pháp với Phủ Tổng thống Ai Cập.       

Trước các diễn biến leo thang căng thẳng đặc biệt nghiêm trọng những giờ qua tại Ai Cập, các nhà lãnh đạo cộng đồng người Hồi giáo và người Công giáo tại Ai Cập đã ra lời kêu gọi khẩn thiết tới tất cả các đảng phái chính trị và người dân Ai Cập, yêu cầu kiềm chế, ngăn chặn bạo lực và tiến hành đối thoại. Lời kêu gọi hòa bình và phi bạo lực trong ngày 30/6 cũng đã được các lãnh đạo của cả hai phái ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi liên tiếp đưa ra. 

Trên hầu hết các phương tiện truyền thông của Ai Cập, thông điệp hòa bình và phi bạo lực cũng hàng ngày hàng giờ được truyền tải tới người dân trong nước. Tuy nhiên, thực tế là bạo lực vẫn nổ ra và dường như đang vượt khỏi tầm kiểm soát của lãnh đạo các phe phái. Nhiều kịch bản không mong muốn về sự kiện 30/6 đã được giới phân tích và quan sát Ai Cập cũng như khu vực đề cập. Trong đó, kịch bản nổ ra bạo lực trên diện rộng được dự đoán sẽ là một thảm họa thực sự đối với Ai Cập, quốc gia Ả Rập đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn cả về phương diện kinh tế, an ninh và xã hội.

Nhà phân tích Ahmad Tuhamy thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về Tội phạm và Tệ nạn xã hội Ai Cập, cảnh báo: "Nhiều xã hội thực sự chưa nhận thức được giá trị của hòa bình mà họ đang thụ hưởng. Họ chỉ thực sự nhận ra những giá trị đó khi phải nềm trải xung đột và các cuộc nội chiến. Chúng tôi thực sự hy vọng các lực lượng chính trị và người dân Ai Cập nhận thức được sự nguy hiểm và những hệ lụy khôn lường của xung đột và nội chiến. Ngay cả trong trường hợp Phong trào Nổi loạn đạt được mục tiêu của họ trong cuộc biểu tình ngày mai hoặc ít ngày sau đó, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đó chắc chắn sẽ là sự phản kháng khó lường hết được của các lực lượng Hồi giáo. Khi ấy, Ai Cập sẽ bước vào một giai đoạn bất ổn trầm luân kéo dài trong nhiều năm. Lối thoát duy nhất cho Ai Cập lúc này chính là đối thoại. Các bên cần đối thoại với nhau, tìm kiếm sự đồng thuận, chứ không phải là bạo lực''./.    
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập
Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

(VOV) - Sinh viên người Mỹ đã bị đâm chết khi những người biểu tình xông vào văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Alexandria.

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

(VOV) - Sinh viên người Mỹ đã bị đâm chết khi những người biểu tình xông vào văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Alexandria.

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6
Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

(VOV) -Thế đối đầu căng thẳng hiện nay đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài.

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

(VOV) -Thế đối đầu căng thẳng hiện nay đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài.

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát
Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

(VOV) - Ít nhất 2 người chết và hàng trăm người khác bị thương do các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi.

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

(VOV) - Ít nhất 2 người chết và hàng trăm người khác bị thương do các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi.