Ai Cập- thùng thuốc súng trong khu vực Trung Đông

VOV.VN -Theo các nhà phân tích, mâu thuẫn phe phái lên đến đỉnh điểm sẽ không loại trừ nguy cơ đẩy Ai Cập vào một cuộc nội chiến.

Bạo lực tiếp tục leo thang tại Ai Cập khi 24 giờ qua đã có ít nhất 12 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi. Trong khi đó, trên mặt trận chính trị, tình hình vẫn hoàn toàn bế tắc. Tổ chức anh em Hồi giáo, lực lượng chính trị xuất thân của ông Morsi vẫn giữ ý định huy động một cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm gây sức ép với chính quyền mới, đang nỗ lực xây dựng các thể chế chuyển tiếp.

Theo Bộ Y tế Ai Cập, bạo lực xảy ra sáng sớm 23/7 (theo giờ địa phương) gần Đại học Cairo giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Morsi. 15 xe ô tô bị đốt cháy.

Ước tính, đã có khoảng 150 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực kể từ khi ông Morsi từ chức vừa qua.

Cùng ngày, ít nhất 11 người, phần lớn là nhân viên an ninh bị thương trong một vụ nổ nhằm vào trụ sở cơ quan an ninh ở thành phố Mansoura. Tổ chức Anh em Hồi giáo đã đổ lỗi cho Bộ Nội vụ đứng đằng sau các vụ bạo lực mà họ cho là nhằm vào những người biểu tình hòa bình. Ước tính, đã có khoảng 150 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực liên quan tới bất ổn chính trị tại Ai Cập sau làn sóng biểu tình rầm rộ kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức cuối tháng 6 vừa qua.

Gần 3 tuần sau khi bị quân đội phế truất, tung tích cũng như số phận chưa rõ ràng của cựu Tổng thống Morsi đã trở thành cái cớ cho một cuộc chiến chính trị giữa Tổ chức Anh em Hồi giáo và Chính phủ được quân đội hậu thuẫn. Tổ chức Anh em Hồi giáo không thừa nhận chính phủ lâm thời, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm khôi phục quyền lực của Tổng thống dân sự đầu tiên được bầu tại quốc gia Trung Đông này. Trong khi đó, gia đình cựu Tổng thống Morsi đã cáo buộc quân đội bắt cóc ông và đang tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện quân đội lên tòa án Ai Cập và quốc tế.

Nhiều nước trong đó có Mỹ và EU đã kêu gọi trả tự do cho ông Morsi. Tuy nhiên, Chính phủ lâm thời Ai Cập khẳng định, ông Morsi đang được giam giữ tại một nơi an toàn.

Trong lúc này, Chính quyền lâm thời vẫn tiếp tục lộ trình chuyển tiếp hậu Morsi, với lễ nhậm chức của Bộ trưởng Cải cách hành chính, sau các vị trí Bộ trưởng Tư pháp và Giao thông. Chính quyền mới cũng đang trong tiến trình xem xét bản Hiến pháp được soạn thảo dưới thời Tổng thống Morsi, với việc tổ chức bầu cử Quốc hội vào đầu năm sau và sau đó là bầu cử Tổng thống.

Tổng thống lâm thời Ai Cập Mansour hôm 23/7 đã kêu gọi hòa giải và mở ra một chương mới cho đất nước: “Chúng tôi muốn mở ra một chương mới trong lịch sử đất nước. Một chương mới không có sự thù hằn và đố kỵ, không còn sự chia rẽ hay xung đột. Chúng tôi cần sự ủng hộ của những người muốn xây dựng đất nước chứ không phải phá hủy nó. Đây là lúc chúng ta xây dựng lại đất nước dựa trên sự hòa giải với quá khứ và lợi ích chung trong tương lai”.

Có thể nói, chưa bao giờ khu vực Trung Ðông lại rơi vào tình cảnh rối ren như hiện nay. Cuộc nội chiến Syria kéo dài chưa có hồi kết thì khủng hoảng tại Ai Cập như một cơn bão ập tới, khoét sâu thêm sự hận thù trong cộng đồng người Hồi giáo, kích động bạo loạn ở các quốc gia khác, bất ổn đe dọa lan khắp khu vực.

Ngay sau khi xảy ra chính biến ở Ai Cập, liên tiếp xảy ra các vụ đánh bom ở bán đảo Sinai, khu vực có chung biên giới với Israel và dải Gaza. Ước tính, có khoảng 1.000 tay súng Hồi giáo đang hoạt động ở bán đảo Sinai, trong khi lượng vũ khí đang chảy vào khu vực này gia tăng kể từ sau cuộc nội chiến ở Libya, Syria. Israel đã tăng cường phòng thủ tên lửa gần biên giới phía Nam với Ai Cập để ngăn chặn các vụ tấn công tiềm ẩn.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon cho biết: “Chúng tôi nhận được báo cáo hàng ngày về các vụ tấn công trên bán đảo Sinai. Nếu tiếp diễn, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới an ninh của chúng ta. Vì thế, chúng tôi đã tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ dọc đường biên giới này. Chúng tôi cũng triển khai hệ thống Vòm sắt tại thị trấn miền Nam Eilat để ngăn chặn khả năng bắn rocket về phía thành phố”.

Tình hình chính trị hiện nay đã kéo lùi Ai Cập trở lại vạch xuất phát của cuộc khủng hoảng cách đây hơn 2 năm. Theo các nhà phân tích, mâu thuẫn phe phái lên đến đỉnh điểm sẽ không loại trừ nguy cơ đẩy Ai Cập vào một cuộc nội chiến. Nguy hiểm hơn, tình hình bất ổn ở đất nước Kim tự tháp có nguy cơ châm ngòi thổi bùng "các thùng thuốc súng" đang âm ỉ, đe dọa an ninh toàn khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quyền lâm thời Ai Cập thúc đẩy giai đoạn chuyển tiếp
Chính quyền lâm thời Ai Cập thúc đẩy giai đoạn chuyển tiếp

VOV.VN - Ngoài hoàn thiện bộ máy, Nội các lâm thời Ai Cập còn thông qua nhiều dự luật cần thiết cho giai đoạn chuyển tiếp.

Chính quyền lâm thời Ai Cập thúc đẩy giai đoạn chuyển tiếp

Chính quyền lâm thời Ai Cập thúc đẩy giai đoạn chuyển tiếp

VOV.VN - Ngoài hoàn thiện bộ máy, Nội các lâm thời Ai Cập còn thông qua nhiều dự luật cần thiết cho giai đoạn chuyển tiếp.

Ai Cập tiết lộ thông tin "động trời" về Tổng thống Morsi
Ai Cập tiết lộ thông tin "động trời" về Tổng thống Morsi

VOV.VN - Ông Morsi đang phải đối mặt với những cáo buộc thông tin ra bên ngoài, kích động bạo lực và truyền bá bạo loạn.

Ai Cập tiết lộ thông tin "động trời" về Tổng thống Morsi

Ai Cập tiết lộ thông tin "động trời" về Tổng thống Morsi

VOV.VN - Ông Morsi đang phải đối mặt với những cáo buộc thông tin ra bên ngoài, kích động bạo lực và truyền bá bạo loạn.

Clip: Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập, nhiều người thiệt mạng
Clip: Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập, nhiều người thiệt mạng

VOV.VN -Các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất M. Morsi tiếp tục diễn ra.

Clip: Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập, nhiều người thiệt mạng

Clip: Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập, nhiều người thiệt mạng

VOV.VN -Các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất M. Morsi tiếp tục diễn ra.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập họp phiên đầu tiên
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập họp phiên đầu tiên

VOV.VN - Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập đã nhất trí dành 1 tuần để tiếp nhận mọi đề xuất và đóng góp về việc sửa đổi Hiến pháp.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập họp phiên đầu tiên

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập họp phiên đầu tiên

VOV.VN - Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập đã nhất trí dành 1 tuần để tiếp nhận mọi đề xuất và đóng góp về việc sửa đổi Hiến pháp.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Nguy cơ bạo động vẫn tiếp diễn tại Ai Cập
Nguy cơ bạo động vẫn tiếp diễn tại Ai Cập

VOV.VN - Ngày 22/7 một vụ bạo động xảy ra tại thủ đô Cairo làm 2 người chết và 10 người bị thương.

Nguy cơ bạo động vẫn tiếp diễn tại Ai Cập

Nguy cơ bạo động vẫn tiếp diễn tại Ai Cập

VOV.VN - Ngày 22/7 một vụ bạo động xảy ra tại thủ đô Cairo làm 2 người chết và 10 người bị thương.

Iran lên án Ai Cập sau khi kênh truyền hình bị tấn công
Iran lên án Ai Cập sau khi kênh truyền hình bị tấn công

VOV.VN -Bộ trưởng Văn hóa Iran nói, việc tấn công trên là hành động không thể chấp nhận được.

Iran lên án Ai Cập sau khi kênh truyền hình bị tấn công

Iran lên án Ai Cập sau khi kênh truyền hình bị tấn công

VOV.VN -Bộ trưởng Văn hóa Iran nói, việc tấn công trên là hành động không thể chấp nhận được.

Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập làm 12 người chết
Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập làm 12 người chết

VOV.VN - Quốc gia đông dân nhất trong Thế giới Arab này tiếp tục chìm trong bất ổn.

Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập làm 12 người chết

Đụng độ tiếp diễn tại Ai Cập làm 12 người chết

VOV.VN - Quốc gia đông dân nhất trong Thế giới Arab này tiếp tục chìm trong bất ổn.