Ấn Độ, Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược

(VOV) - Phát biểu ngay khi tới Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Mỹ sẽ ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực tại HĐBA LHQ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 23/6 đã tới thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm chính thức ba ngày tới Ấn Độ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của ông Kerry kể từ khi nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới thiết lập giữa hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực quốc phòng, giáo dục và khoa học.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có một cử chỉ khi phát biểu về quan hệ Mỹ-Ấn Độ ở New Delhi vào ngày 23/6 (Ảnh: GlobalPost)

Trong bài phát biểu khi đặt chân đến Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ sẽ ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: “Mỹ tiếp tục ủng hộ Ấn Độ trở thành một thành viên của thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi Hội đồng Bảo an mở rộng các thành viên”.      
        
Ông cũng kêu gọi Ấn Độ hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trước khi quá muộn. Theo ông Kerry, giữa hai nước đang tồn tại những bất đồng về vấn đề này. Mỹ đề nghị các nước đều phải có nghĩa vụ cắt giảm khí thải như nhau, còn Ấn Độ cho rằng một hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu trước hết phải thừa nhận trách nhiệm lịch sử của các nước công nghiệp phát triển và kiên quyết đòi những nước này phải cắt giảm khí thải trước tiên.

Ông Kerry nhấn mạnh việc cắt giảm khí thải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế đang phát triển của Ấn Độ. Nhân dịp này, ông cũng thông báo Mỹ sẽ rót vốn 100 triệu USD cho khu vực tư nhân để đầu tư năng lượng sạch ở Ấn Độ.

Ông cũng đánh giá cao đề xướng của Ấn Độ về việc xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường sắt và các đường ống dẫn khí đốt trị giá hàng tỷ USD, còn được gọi là “Con đường tơ lụa mới” nối các quốc gia Trung Á với các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh trên thế giới. Theo ông John Kerry, đề xuất này sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Afghanistan, một trong số các quốc gia đầy bất ổn tại khu vực Trung Á. Ông đồng thời cảnh báo về những khó khăn tiềm tàng ở Afghanistan khi Mỹ và các nước đối tác rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á bị chiến tranh tàn phá này và kêu gọi Ấn Độ đóng “vai trò trung tâm” trong cuộc bầu cử tổng thống ở Afghanistan, dự kiến diễn ra vào ngày 5/4/2014.

Ông Kerry nhấn mạnh:  “Ấn Độ - nền dân chủ lớn nhất thế giới có thể đóng một vai trò quan trọng hỗ trợ chính phủ Afghanistan nâng cao hệ thống bầu cử cũng như xây dựng một mô hình đáng tin cậy và độc lập để giải quyết các tranh chấp”.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry tới Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh trước đó vài ngày, ông Kerry đã tỏ ý hoài nghi về tiến trình hòa giải của Afghanistan khi cảnh báo văn phòng đại diện của Taliban ở Qatar có thể sẽ phải đóng cửa nếu kế hoạch hòa đàm đầu tiên giữa Mỹ và Taliban không được thực hiện. Trong khi, Ấn Độ lại là một trong những nước từng bị phiến quân Taliban hoành hành và lấy làm nơi ẩn náu.

Theo chương trình nghị sự, ông Kerry sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Salman Khurshid để trao đổi sâu hơn về các kế hoạch trong tương lai của Mỹ đối với Afghanistan, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, cũng như sự hợp tác trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và giáo dục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay
Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay

Quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh

Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay

Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay

Quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc
‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.