Ấn Độ, Nga dừng đàm phán về sử dụng đồng rupee trong thương mại song phương

VOV.VN - Ấn Độ và Nga đã dừng các nỗ lực nhằm thiết lập cơ chế trao đổi thương mại song phương bằng đồng nội tệ rupee của Ấn Độ. Các cuộc đàm phán kết thúc sau nhiều tháng Ấn độ cố gắng thuyết phục Nga đưa đồng rupee vào danh sách dự trữ tiền tệ của mình.

Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ khẳng định thông tin này. Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với các nhà nhập khẩu Ấn Độ vốn đang gia tăng thu mua dầu và than giá rẻ từ Nga. Các thương nhân Ấn Độ đang chờ thiết lập cơ chế thanh toán lâu dài bằng đồng rupee để giúp giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ. Hiện tại, chênh lệch trong trao đổi thương mại song phương đang nghiêng về phía Nga. Nga tin rằng nước này sẽ có thặng dư bằng đồng rupee hàng năm lên tới hơn 40 tỷ USD nếu như cơ chế này được thực thi. Moscow cho rằng việc tích lũy đồng nội tệ của Ấn Độ là ‘ngoài mong muốn’. Bộ Tài chính Ấn Độ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và các cơ quan chức năng của Nga chưa có bình luận gì về thông tin Reuters đưa ra.

Đồng rupee vẫn chưa được coi là loại tiền tệ được chuyển đổi hoàn toàn. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ cũng chỉ khoảng 2% tổng lượng trao đổi toàn cầu. Và những yếu tố này làm giảm nhu cầu và sự cần thiết các quốc gia khác phải giữ loại tiền tệ này.

Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra tháng 2/2022, Ấn Độ bắt đầu đề cập khả năng thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rupee với Nga. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bất cứ tiến triển nào. Hầu hết các giao dịch vẫn được thực hiện bằng đồng USD. Tuy nhiên, lượng giao dịch bằng các tiền tệ khác như đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tăng lên. Cả Ấn Độ và Nga đều đang thảo luận về việc thuận lợi hóa thương mại bằng đồng nội tệ. Dù vậy, hai bên vẫn chưa chính thức hóa được hướng dẫn cho cơ chế này.

Nga được cho là không muốn nắm giữ đồng rupee. Thay vào đó, Moscow muốn được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hoặc các loại ngoại tệ khác.

Theo các số liệu của Chính phủ Ấn Độ, kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Nga của Ấn Độ đã tăng lên 51,3 tỷ USD từ mốc 10,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Dầu mỏ chiếm phần lớn trong nhập khẩu của Ấn Độ, tăng gấp 12 lần trong giai đoạn này. Trong khi đó, xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga giảm nhẹ xuống 3,43 tỷ USD so với năm trước đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ và Malaysia đã có thể trao đổi thương mại bằng đồng rupee
Ấn Độ và Malaysia đã có thể trao đổi thương mại bằng đồng rupee

VOV.VN - Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Malaysia hiện tại có thể tiến hành bằng đồng rupee của Ấn Độ, bên cạnh các phương tiện thanh toán bằng các loại tiền tệ khác.

Ấn Độ và Malaysia đã có thể trao đổi thương mại bằng đồng rupee

Ấn Độ và Malaysia đã có thể trao đổi thương mại bằng đồng rupee

VOV.VN - Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Malaysia hiện tại có thể tiến hành bằng đồng rupee của Ấn Độ, bên cạnh các phương tiện thanh toán bằng các loại tiền tệ khác.

Ấn Độ tung gói cứu trợ 1.700 tỷ rupee đối phó với hậu quả của Covid-19
Ấn Độ tung gói cứu trợ 1.700 tỷ rupee đối phó với hậu quả của Covid-19

VOV.VN - Ấn Độ ngày 26/3 công bố gói cứu trợ kinh tế tổng hợp trị giá 1.700 tỷ rupee (23 tỷ USD) nhằm hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.

Ấn Độ tung gói cứu trợ 1.700 tỷ rupee đối phó với hậu quả của Covid-19

Ấn Độ tung gói cứu trợ 1.700 tỷ rupee đối phó với hậu quả của Covid-19

VOV.VN - Ấn Độ ngày 26/3 công bố gói cứu trợ kinh tế tổng hợp trị giá 1.700 tỷ rupee (23 tỷ USD) nhằm hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.

Gạo Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ do rupee rớt giá
Gạo Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ do rupee rớt giá

VOV.VN - Giá gạo xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ giảm do đồng ruppee suy yếu đã dấy lên lo ngại gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ gặp khó.

Gạo Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ do rupee rớt giá

Gạo Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ do rupee rớt giá

VOV.VN - Giá gạo xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ giảm do đồng ruppee suy yếu đã dấy lên lo ngại gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ gặp khó.