Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí

VOV.VN - Ấn Độ tiếp tục duy trì vị trí là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2018- 2022 với 11% thị phần giao dịch toàn cầu.

Đây là dữ liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockhom – SIPRI công bố ngày 13/3. Thực tế này trái ngược với nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy sáng kiến Make in India trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng.

Trong giai đoạn 5 năm (2018- 2022), Nga vẫn dẫn đầu là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ, chiếm 45% tổng lượng nhập khẩu. Trong khi đó, Pháp thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại quốc phòng lớn thứ 2 của Ấn Độ, với 29%, nhờ hợp đồng mua bán 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale trị giá hơn 7 tỷ USD. Mỹ chiếm 11% tổng giá trị vũ khí mà Ấn Độ mua vào.

Còn trên bảng xếp hạng các quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới, vị trí tiếp theo thuộc về Saudi Arabia (9,6%), Qatar (6,4%), Australia (4,7%), Trung Quốc, Ai Cập, Hàn Quốc, Pakistan… Xét về mặt chi tiêu cho quốc phòng, Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc.

Trong những năm vừa qua, Ấn Độ đã đạt được một số bước tiến trong quá trình thực hiện Chiến lược Tự cường trong sản xuất quốc phòng. Chính phủ nước này đã có các chính sách khuyến khích sản xuất vũ khí trong nước như công bố danh sách các loại vũ khí ưu tiên nội địa hóa, tăng hạn mức đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất vũ khí để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ. New Delhi còn đặt mục tiêu dành mức ngân sách kỷ lục tới 75% chi tiêu mua sắm quốc phòng để dành cho các sản phẩm trong nước vào năm 2023 – 2024. Tuy nhiên, việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí vẫn cần những việc làm cụ thể hơn nữa.   

Theo dữ liệu của SIPRI, Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới kể từ năm 1993./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm, nhiều nước thành “bạn hàng” của Mỹ
Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm, nhiều nước thành “bạn hàng” của Mỹ

VOV.VN - Cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng cùng với việc ngày càng nhiều nước coi Trung Quốc là mối đe dọa khiến việc xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh sụt giảm khi nhiều nước chọn Washington là “bạn hàng”.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm, nhiều nước thành “bạn hàng” của Mỹ

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm, nhiều nước thành “bạn hàng” của Mỹ

VOV.VN - Cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng cùng với việc ngày càng nhiều nước coi Trung Quốc là mối đe dọa khiến việc xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh sụt giảm khi nhiều nước chọn Washington là “bạn hàng”.

Mỹ thu 175 tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí trong năm tài khóa 2020
Mỹ thu 175 tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí trong năm tài khóa 2020

VOV.VN - Xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong năm tài khóa 2020 đã tăng 2,8% lên 175 tỷ USD.

Mỹ thu 175 tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí trong năm tài khóa 2020

Mỹ thu 175 tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí trong năm tài khóa 2020

VOV.VN - Xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong năm tài khóa 2020 đã tăng 2,8% lên 175 tỷ USD.

Ấn Độ tăng cường đặt hàng vũ khí trong nước để thay thế hàng nhập khẩu
Ấn Độ tăng cường đặt hàng vũ khí trong nước để thay thế hàng nhập khẩu

VOV.VN - Đây được coi là bước đi để triển khai chính sách ‘Tự lực, tự cường’ của Chính phủ Ấn Độ.

Ấn Độ tăng cường đặt hàng vũ khí trong nước để thay thế hàng nhập khẩu

Ấn Độ tăng cường đặt hàng vũ khí trong nước để thay thế hàng nhập khẩu

VOV.VN - Đây được coi là bước đi để triển khai chính sách ‘Tự lực, tự cường’ của Chính phủ Ấn Độ.

Saudi Arabia vượt Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới
Saudi Arabia vượt Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới

VOV.VN - Nguyên nhân do các bất ổn ở các quốc gia láng giềng như Syria, Iraq và Yemen.

Saudi Arabia vượt Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới

Saudi Arabia vượt Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới

VOV.VN - Nguyên nhân do các bất ổn ở các quốc gia láng giềng như Syria, Iraq và Yemen.