Ấn - Mỹ quyết tâm tổ chức Thượng đỉnh Quad tại Ấn Độ trong năm nay

VOV.VN - Ấn Độ và Mỹ đã bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ về việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm Đối thoại An ninh 4 bên (Quad) trong năm nay. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell ngày 26/6 trong buổi họp báo trực tuyến thông tin về kỳ họp Sáng kiến Ấn Độ - Mỹ về Công nghệ Quan trọng và Đang nổi (iCET) diễn ra mới đây.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết, vấn đề liên quan đến Quad đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan) và người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval thảo luận trong cuộc họp hồi tuần trước tại New Delhi.

“Vấn đề của Quad đã được hai Cố vấn An ninh Quốc gia thảo luận. Cả hai bên đều bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ rằng, trên thực tế, Thượng đỉnh Quad sẽ được tổ chức trong năm nay, trước cuối năm. Cả hai bên đều có quyết tâm mạnh mẽ trong việc tổ chức cuộc họp của Quad”. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell nói.

Từ năm ngoái, nhiều nguồn tin khẳng định rằng Hội nghị Thượng đỉnh Quad sẽ ​​được tổ chức tại Ấn Độ vào tháng 1 năm nay. Tuy nhiên sau đó, các bên liên quan đã đề xuất “tổ chức muộn hơn” trong năm 2024. Việc xem xét lại thời điểm tổ chức cuộc họp vì ngày dự kiến không phù hợp với tất cả các đối tác của Quad.

Vào tháng 5 năm ngoái, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của các nhà lãnh đạo Quad.

Quad, hay Nhóm Đối thoại An ninh 4 bên là một diễn đàn gồm 4 quốc gia là Ấn Độ, Australia, Mỹ và Nhật Bản. Mục tiêu của nhóm này là nhằm đảm bảo và hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do, rộng mở và thịnh vượng”. Ý tưởng cho sự ra đời Quad bắt nguồn từ năm 2004, khi 4 nước này cùng nhau phối hợp các hoạt động cứu trợ sau thảm họa động đất sóng thần tại Ấn Độ Dương. Năm 2007, lãnh đạo 4 nước gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Abe Shinzo là người đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập Quad vào năm này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thăm Ấn Độ
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thăm Ấn Độ

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 17/6 tới thủ đô New Delhi, bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thăm Ấn Độ

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thăm Ấn Độ

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 17/6 tới thủ đô New Delhi, bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ.

Mỹ nhấn mạnh sự hợp tác chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Mỹ nhấn mạnh sự hợp tác chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Đối thoại Shangri La lần thứ 21 tại Singapore hôm nay (1/6) tiếp tục là tâm điểm thu hút sự quan tâm của quốc tế, trong đó đặc biệt là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về sự hợp tác chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mỹ nhấn mạnh sự hợp tác chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Mỹ nhấn mạnh sự hợp tác chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Đối thoại Shangri La lần thứ 21 tại Singapore hôm nay (1/6) tiếp tục là tâm điểm thu hút sự quan tâm của quốc tế, trong đó đặc biệt là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về sự hợp tác chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ấn Độ muốn Mỹ không “nhìn hạn hẹp” về thỏa thuận cảng Chabahar với Iran
Ấn Độ muốn Mỹ không “nhìn hạn hẹp” về thỏa thuận cảng Chabahar với Iran

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar ngày 14/5 nhấn mạnh, việc nước này ký kết thỏa thuận vận hành cảng Chabahar với Iran trong 10 năm sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực. Ấn Độ đồng thời kêu gọi các bên không nên có “cái nhìn hạn hẹp” về dự án.

Ấn Độ muốn Mỹ không “nhìn hạn hẹp” về thỏa thuận cảng Chabahar với Iran

Ấn Độ muốn Mỹ không “nhìn hạn hẹp” về thỏa thuận cảng Chabahar với Iran

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar ngày 14/5 nhấn mạnh, việc nước này ký kết thỏa thuận vận hành cảng Chabahar với Iran trong 10 năm sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực. Ấn Độ đồng thời kêu gọi các bên không nên có “cái nhìn hạn hẹp” về dự án.