Ấn - Trung tác động lớn đến kinh tế toàn cầu?

(VOV) -Đến 2030, hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lớn hơn các nền kinh tế Mỹ, Eurozone và Nhật Bản cộng lại.

Trong những năm gần đây, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên các mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện để hai nước mở rộng quan hệ đối ngoại, góp phần làm cho vai trò, vị thế của hai nước này ngày càng nổi lên trong khu vực và thế giới.

Ấn Độ và Trung Quốc đang trở thành những nước đóng vai trò đầu tàu, kéo nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng và đang phát triển theo hướng trở thành cường quốc khu vực và thế giới. 

Sự bứt phá về kinh tế

Ngày 10/11/2012, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một số thách thức trong cả ngắn và dài hạn, song tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục bền vững nhờ các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc đạt tăng trưởng nhanh trong dài hạn.

Với mức tăng trưởng kinh tế như hiện nay, hai nước Ấn - Trung cộng lại sẽ vượt qua tăng trưởng của các nước thuộc OECD trong 50 năm tới. Đây là nhận định đầu tiên của OECD được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu xu hướng của nền kinh tế toàn cầu trong 50 năm tới.

Theo đó, trong năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt nền kinh tế khu vực Eurozone, còn Ấn Độ đang tiến tới vượt nền kinh tế Nhật Bản và đến năm 2030, hai nền kinh tế châu Á này sẽ lớn hơn các nền kinh tế Mỹ, Eurozone và Nhật Bản cộng lại.

GDP của hai nước Ấn - Trung cộng lại còn có thể vượt tổng GDP của G-7 vào năm 2025, trong khi năm 2010, GDP của hai nước này chưa bằng một nửa GDP của nhóm G-7.

Ấn Độ sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn

Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, nhưng kinh tế Ấn Độ vẫn luôn phát triển với tốc độ cao hàng đầu thế giới (trên 9%/năm), nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Ấn Độ phát triển mạnh, nhất là công nghệ thông tin.

Năm 2008 - 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ có bị suy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới (2008: 7%, 2009: 6,5%). Sau khi áp dụng một số giải pháp như đưa ra hai gói kích thích kinh tế trị giá hơn 100 tỷ USD, điều chỉnh lãi suất ngân hàng, đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư với nước ngoài… GDP đã tăng trưởng trở lại. Năm 2010 GDP đạt 8,5%, GDP tính theo sức mua đạt 4,41 nghìn tỉ USD, đứng thứ 4 thế giới, đang theo sát và có thể sẽ vượt Nhật Bản trong tương lai gần.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch ngày 28/9 đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 với Ấn Độ, GDP chỉ tăng 6% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2013, từ mức cũ là 6,5%. Fitch cho biết, Ấn Độ sẽ còn gặp nhiều “thách thức”, nhưng trong dài hạn Ấn Độ vẫn sẽ có tốc độ phát triển nhanh và bền vững hơn.

 
 Tăng trưởng của Trung Quốc là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu (Ảnh: Tân Hoa xã)

Trung Quốc sẽ vươn lên thành nền kinh tế số 1 thế giới

Những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã chứng minh Trung Quốc có nền móng kinh tế vững chắc. Các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo, chỉ trong vài năm nữa, Trung Quốc thậm chí có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.

Nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đã tăng 6 lần và vươn lên đứng vị trí thứ hai trên thế giới. Trình độ của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng tăng lên đáng kể. Mức sống của người dân, thu nhập cá nhân và an sinh xã hội đã được cải thiện rõ rệt.

Trung Quốc đã khống chế có hiệu quả những nhân tố mất ổn định trong quá trình phát triển, ứng phó thành công với những biến đổi của thiên tai, khó khăn kinh tế, xã hội từ trong nước và thế giới. GDP của Trung Quốc luôn duy trì tăng trưởng hàng đầu thế giới.

OECD cũng dự báo, Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 4 năm tới và GDP của nước này sẽ chiếm 28% tổng GDP toàn cầu vào năm 2060. Nhà kinh tế trưởng của WB, ông Giut-tin Lin nhận định, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về kinh tế trong vòng 20 năm tới, nếu Bắc Kinh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8%/năm.

Còn ông P.A. Johnson, chuyên gia kinh tế cao cấp tại OECD cho biết, với quy mô dân số khổng lồ cùng nền tảng kinh tế năng động, Trung Quốc hoàn toàn có lý do để tin tưởng một ngày nào đó sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhà phân tích John Ross thuộc trường Đại học Giao thông Thượng Hải lại cho rằng, có thể phải mất 5-7 năm nữa thì Trung Quốc mới trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, theo tự đánh giá của Đại hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc, những năm tới Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề lớn. Một là xác định điểm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong tương lai và phương thức cần áp dụng để phát triển điểm tăng trưởng này. Hai là nhận định rõ nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai cùng các biện pháp ứng phó và phòng ngừa. Ba là xác định được trở ngại lớn nhất đối với cải cách và phát triển kinh tế Trung Quốc thời gian tới. Đó là những thách thức lớn mà ban lãnh đạo mới của Trung Quốc cần vượt qua để có thể khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ Ấn - Trung vẫn còn nhiều rào cản

Quan hệ Ấn - Trung tuy có những bước thăng trầm, nhưng thời gian gần đây sự hợp tác và hữu nghị cũng đã được thúc đẩy. Hai nước đang tập trung đẩy mạnh hợp tác kinh tế, vượt qua những vấn đề bất đồng và tranh chấp; thiết lập cơ chế trao đổi và các chuyến thăm cấp cao; lập đường dây nóng giữa hai Thủ tướng; nâng kim ngạch thương mại từ 60 tỉ USD năm 2010 lên 100 tỉ USD vào năm 2015; giảm nhập siêu cho Ấn Độ và ký kết gần 60 hợp đồng trị giá trên 20 tỉ USD, chủ yếu các dự án điện lực và vay vốn tài chính.

Gần đây, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Hai nước là thành viên các nhóm kinh tế mới nổi lên như G-20, BRICS, tham gia tích cực vào quá trình phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thế giới.

Ấn Độ và Trung Quốc đã có chung quan điểm về nhiều vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, chống khủng bố, tái thiết Afghanistan, sự can thiệp của Mỹ và NATO vào Trung Đông... Tuy nhiên, trong quan hệ hai nước vẫn còn những điểm bất đồng, nổi bật là tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ, cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Á, châu Phi, năng lượng, nguồn nước, rào cản thương mại... Trung Quốc cũng chưa ủng hộ Ấn Độ là uỷ viên thường trực HĐBA LHQ mở rộng.

Như vậy, hai cường quốc dân số và mới nổi Ấn – Trung, với sự phát triến kinh tế ấn tượng, nhất là trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Thế giới đã ghi nhận sự bứt phá của hai nền kinh tế có vai trò “đầu tàu” trong quá trình thoát khỏi cuộc khung hoảng kinh tế và dự báo về vị thế dẫn đầu khu vực và toàn cầu của hai quốc gia này trong dài hạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2012:  Năm của bầu cử và chuyển giao quyền lực
Năm 2012: Năm của bầu cử và chuyển giao quyền lực

(VOV) - Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành bầu cử và thay đổi bộ máy lãnh đạo.

Năm 2012:  Năm của bầu cử và chuyển giao quyền lực

Năm 2012: Năm của bầu cử và chuyển giao quyền lực

(VOV) - Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành bầu cử và thay đổi bộ máy lãnh đạo.

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’
Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

(VOV) - Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ, hai cường quốc vẫn tích cực “đấu ngầm”. Ấn Độ đã có hàng loạt bước đi nhằm giành thế thượng phong.

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

(VOV) - Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ, hai cường quốc vẫn tích cực “đấu ngầm”. Ấn Độ đã có hàng loạt bước đi nhằm giành thế thượng phong.

Dự báo sức nóng của quan hệ Trung - Nhật
Dự báo sức nóng của quan hệ Trung - Nhật

(VOV) -Các diễn biến mới nhất trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản những ngày này đang khiến dư luận lo ngại một “cuộc chiến” sẽ xảy ra.

Dự báo sức nóng của quan hệ Trung - Nhật

Dự báo sức nóng của quan hệ Trung - Nhật

(VOV) -Các diễn biến mới nhất trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản những ngày này đang khiến dư luận lo ngại một “cuộc chiến” sẽ xảy ra.

Ấn Độ: Ngân sách quốc phòng tăng, phân bổ gây tranh cãi
Ấn Độ: Ngân sách quốc phòng tăng, phân bổ gây tranh cãi

(VOV) - Trong bối cảnh an ninh khu vực biến động phức tạp, Ấn Độ quyết định tăng ngân sách quốc phòng 17% cho năm tài khóa 2012-2013.

Ấn Độ: Ngân sách quốc phòng tăng, phân bổ gây tranh cãi

Ấn Độ: Ngân sách quốc phòng tăng, phân bổ gây tranh cãi

(VOV) - Trong bối cảnh an ninh khu vực biến động phức tạp, Ấn Độ quyết định tăng ngân sách quốc phòng 17% cho năm tài khóa 2012-2013.

Năm 2012, Syria không có “mùa Xuân”
Năm 2012, Syria không có “mùa Xuân”

(VOV) - Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 21 tháng và những giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại nước này đều thất bại và bế tắc.

Năm 2012, Syria không có “mùa Xuân”

Năm 2012, Syria không có “mùa Xuân”

(VOV) - Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 21 tháng và những giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại nước này đều thất bại và bế tắc.

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2012
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2012

(VOV) - Thế giới đã trải qua năm 2012 với rất nhiều sự thay đổi. Cùng Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn lại 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2012.

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2012

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2012

(VOV) - Thế giới đã trải qua năm 2012 với rất nhiều sự thay đổi. Cùng Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn lại 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2012.