Ảnh: Các chính khách thế giới tiễn đưa “người tái hợp nước Đức“
VOV.VN - Tổng thống Pháp, cựu Tổng thống Mỹ cùng nhiều chính khách hàng đầu thế giới kính cẩn tiễn đưa cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ngày 1/7, lần đầu tiên trong lịch sử Liên minh châu Âu (EU) có một tang lễ tầm châu lục dành cho cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl, được tổ chức tại Nghị viện châu Âu ở thành phố Strasbourg (Pháp). (Ảnh: AP) |
Trong 16 năm là nhà lãnh đạo Đức (1982 - 1998), ông Helmut Kohl (trong ảnh) đã dẫn dắt đất nước tái hợp năm 1990. Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl được coi là kiến trúc sư trưởng của quá trình tái thống nhất nước Đức và hình thành một châu Âu đoàn kết hội nhập toàn diện. (Ảnh: Reuters) |
Ông Helmut Kohl qua đời ngày 16/6 tại nhà riêng ở tuổi 87. Ông sẽ được an táng tại một nghĩa trang nhỏ bên cạnh nhà thờ Speyer ở thành phố Ludwigshafen, gần nơi ông đã sinh ra và lớn lên. (Ảnh: AP) |
Tang lễ dành cho ông Helmut Kohl kết thúc bằng quốc ca Đức và trích đoạn bản "Ode to Joy" của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Beethoven, vốn được dùng là "quốc thiều" của EU. (Ảnh: TASS) |
Tang lễ của ông có sự tham dự và phát biểu của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải). (Ảnh: AP) |
Từng được gọi là "Kohls Mädchen", nghĩa là "Con gái của Kohl", bà Merkel đã đi tiếp con đường của vị tiền bối. Bà Merkel đã dẫn dắt nước Đức tiến lên mạnh mẽ suốt 12 năm qua, và đang hướng đến việc san bằng kỳ tích 16 năm dẫn dắt nước Đức của chính Helmut Kohl trong cuộc bầu cử vào tháng 9 tới. (Ảnh: AFP) |
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chào từ biệt cựu Thủ tướng Helmut Kohl. Ông Clinton đặc biệt ca ngợi tinh thần của cựu Thủ tướng Kohl là đặt lợi ích hợp tác quốc tế lên trước lợi ích dân tộc. Ông Kohl đã "hy sinh" đồng Mark Đức hùng mạnh ngang USD (năm 1991) để Đức tham gia khu vực đồng tiền chung Eurozone. (Ảnh: Reuters) |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) cùng Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia (phải) cũng tham dự tang lễ của ông Helmut Kohl. (Ảnh: Reuters) |
Sau những chia sẻ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Pháp Macron và người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy cũng có những chia sẻ khi tiễn biện cố Thủ tướng Đức Helmut Kohl. Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon coi Helmut Kohl là "bậc thầy của nước Đức thống nhất cũng như quan hệ Pháp - Đức". (Ảnh: AP) |
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani (phải) đều có mặt trong tang lễ cấp châu lục dành cho ông Helmut Kohl. (Ảnh: Reuters) |
Từ trái sáng phải, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Tajani, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Tusk có mặt tại tang lễ. (Ảnh:AP) |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker (trái) đã nhấn mạnh rằng "di sản của ông Kohl ở châu Âu là vô cùng to lớn". Chủ tịch Nghị viện châu EU Antonio Tajani (phải) lại cho rằng, ông Helmut Kohl xứng đáng có được "một vị trí danh dự trong điện thờ châu Âu". (Ảnh: AFP) |
Lãnh đạo các nước châu Âu khác như Thủ tướng Anh Theresa May (giữa) cũng có mặt. (Ảnh: EPA) |
Cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Felipe Gonzalez cùng phu nhân đến dự tang lễ. (Ảnh: Reuters) |
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng phu nhân cũng có mặt. (Ảnh: Reuters) |
Tổng thống Mỹ Bill Clinton (phải) bắt tay Thủ tướng Đức Helmut Kohl năm 1996. (Ảnh: Daily Mail) |
Thủ tướng Anh Margaret Thatcher (trái) từng không muốn và luôn tìm cách ngăn cản một nước Đức thống nhất, bởi lo ngại sự hùng mạnh của nước Đức sẽ lại một lần nữa đe dọa hòa bình và ổn định ở châu Âu. (Ảnh: Daily Mail) |
Nhưng Thủ tướng Helmut Kohl (phải) đã hóa giải lo ngại đó bằng “cái ô” NATO, cam kết là một thành viên có trách nhiệm và tôn trọng sự lãnh đạo của Mỹ cũng như hợp tác chặt chẽ giữa các đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Từ trái sang phải: Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Nữ hoàng Anh Elizabeth, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Thatcher chụp chung năm 1984. (Ảnh: AP) |
Hiệp ước Maastricht ký năm 1992 ở Maastricht - Hà Lan, với sự đóng góp rất lớn của Helmut Kohl, đã hình thành nên Liên minh châu Âu (EU), và sau đó là sự ra đời của đồng euro. Thủ tướng Đức Helmut Kohl còn là người thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và mở rộng liên minh thuế quan và tự do đi lại ở châu Âu, mà nay vẫn được biết đến dưới cái tên Khu vực Schengen. (Ảnh: AP/Reuters) |
Ông Helmut Kohl là lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất của Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trong ảnh là ông Kohl (phải) và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. (Ảnh: Daily Mail) |