Anh và Australia phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Anh và Australia vừa ra tuyên bố chung tái khẳng định sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời hai nước cũng nhấn mạnh rằng mọi hoạt động trên khu vực biển này phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày hôm nay (21/1), tại Australia đã diễn ra Đối thoại thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Anh và Australia.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng của Anh và nước chủ nhà Australia đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều có thể thực hiện các quyền của mình ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không. Các bộ trưởng tái khẳng định sự phản đối mạnh mẽ của hai nước đối với các hành động làm gia tăng căng thẳng, bao gồm quân sự hóa các khu vực có tranh chấp, sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển, dân quân biển và các nỗ lực cản trở các nước khác trong khu vực khai thác tài nguyên của mình.

Các quan chức ngoại giao và quốc phòng của Anh và Australia lại một lần nữa nhấn mạnh rằng phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông là cuối cùng và có giá trị ràng buộc các bên. Mọi quy tắc ứng xử đang được xây dựng để giải quyết các tranh chấp trong khu vực phải phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, không làm phương hại đến quyền hoặc lợi ích của các quốc gia theo luật pháp quốc tế hoặc làm suy yếu cấu trúc khu vực bao trùm hiện có.

Đề cập các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc và việc gần đây nước này ban hành Luật Hải cảnh và Luật An toàn giao thông trên biển, các Bộ trưởng Anh và Australia cho rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển và việc thực hiện luật pháp trong nước của Trung Quốc phải phù hợp với UNCLOS.

Trong tuyên bố chung, các Bộ trưởng của Anh và Australia cũng khẳng định hai nước tiếp tục ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm và có khả năng phục hồi, trong đó quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng. Hai bên cũng cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để đảm bảo khu vực này được củng cố bởi các quy tắc và chuẩn mực, không bị ép buộc, các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cũng tại Hội nghị ngày hôm nay, Australia tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Anh để triển khai hai tàu tuần dương HMS Spey và HMS Tamar hiện diện lâu dài tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc triển khai các tàu quân sự nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng của Anh với các đối tác trong khu vực.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng giữa Anh và Australia là sự kiện thường niên. Hội nghị gần đây nhất được tổ chức vào năm 2018 và hội nghị lần tiếp theo sẽ được tổ chức tại Anh vào năm 2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nổ phát súng mới” vào những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Biden nói là làm
“Nổ phát súng mới” vào những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Biden nói là làm

VOV.VN - Mỹ đã khởi động năm 2022 với những động thái đáng chú ý khi tăng cường hải quân và thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

“Nổ phát súng mới” vào những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Biden nói là làm

“Nổ phát súng mới” vào những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Biden nói là làm

VOV.VN - Mỹ đã khởi động năm 2022 với những động thái đáng chú ý khi tăng cường hải quân và thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nghiên cứu bác yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nghiên cứu bác yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố nghiên cứu “Những giới hạn trên các vùng biển” về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nghiên cứu bác yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nghiên cứu bác yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố nghiên cứu “Những giới hạn trên các vùng biển” về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Australia và Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Australia và Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

VOV.VN - Australia và Nhật Bản mới đây lại một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền trên biển trái pháp luật và các hoạt động của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Australia và Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Australia và Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

VOV.VN - Australia và Nhật Bản mới đây lại một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền trên biển trái pháp luật và các hoạt động của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông
Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 4/11/2021, Cameron Aljilani - chỉ huy một tàu ngầm của hải quân Mỹ, cùng 2 người khác đã bị cách chức sau khi có cuộc điều tra về tai nạn tàu ngầm vào ngày 2/10.

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

Chỉ huy tàu ngầm Mỹ bị cách chức sau khi xảy ra vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 4/11/2021, Cameron Aljilani - chỉ huy một tàu ngầm của hải quân Mỹ, cùng 2 người khác đã bị cách chức sau khi có cuộc điều tra về tai nạn tàu ngầm vào ngày 2/10.

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông
Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 24/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamal Harris nói rằng Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" và "hăm dọa" ở Biển Đông, đồng thời bà cam kết rằng Washington sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

Phó Tổng thống Mỹ Harris: Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm 24/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamal Harris nói rằng Trung Quốc tiếp tục "cưỡng ép" và "hăm dọa" ở Biển Đông, đồng thời bà cam kết rằng Washington sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông
Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm Anh đã tới vùng biển châu Á. Lo ngại sự hiện diện của hải quân Anh ở Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đã dùng lời lẽ nặng nề để đề cập sự triển khai này, coi đây là bằng chứng khẳng định vai trò của Anh làm "tay chân" cho Mỹ.

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm Anh đã tới vùng biển châu Á. Lo ngại sự hiện diện của hải quân Anh ở Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đã dùng lời lẽ nặng nề để đề cập sự triển khai này, coi đây là bằng chứng khẳng định vai trò của Anh làm "tay chân" cho Mỹ.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông
Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.