Australia và Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

VOV.VN - Australia và Nhật Bản mới đây lại một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền trên biển trái pháp luật và các hoạt động của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Vào chiều tối qua (6/1), Thủ tướng Australia Scott Morrison và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio cùng với các quan chức cấp cao của hai bên đã tham dự cuộc hội đàm được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tại hội nghị, bên cạnh nội dung ký kết Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng (RAA) để mở đường cho việc quân đội hai nước tăng cường hợp tác quân sự, hai nhà lãnh đạo của Australia và Nhật Bản cũng đã thống nhất chủ trương thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực bao gồm cung cấp năng lượng sạch, chuyển đổi năng lượng, đảm bảo chuỗi cung ứng và cùng nhau chia sẻ vaccine với các nước trong khu vực...

Các Thủ tướng của Australia và Nhật Bản cũng đã trao đổi về tình hình an ninh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời đưa ra tuyên bố chung thể hiện những quan điểm đồng thuận của hai chính phủ đối với các vấn đề của khu vực.

Trong tuyên bố chung được công bố sau cuộc hội đàm cấp cao, hai nhà lãnh đạo khẳng định Australia và Nhật Bản tiếp tục bày tỏ quan ngại nghiêm túc về tình hình ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và nhắc lại rằng phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng và ràng buộc pháp lý đối với các bên. Australia và Nhật Bản một lần nữa khẳng định sự phản đối mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền trái pháp luật của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở biển Hoa Đông, các hành vi phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực, đồng thời bày tỏ phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương gây bất ổn hoặc ép buộc nào nhằm làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Kishida Fumio tái khẳng định sự ủng hộ của Nhật Bản đối với thỏa thuận an ninh giữa Australia với Mỹ và Anh (AUKUS), đồng thời cho rằng thỏa thuận ba bên này sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực. Cũng liên quan đến AUKUS, Australia và Nhật Bản nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để duy trì và củng cố Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Liên quan đến các vấn đề thương mại của khu vực và toàn cầu, Australia và Nhật Bản tuyên bố ủng hộ môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu dựa trên các nguyên tắc tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm, đồng thời phản đối các hành vi cưỡng bức kinh tế. Thảo luận về việc kết nạp thêm thành viên muốn tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hai bên nhất trí cho rằng các nước muốn tham gia CPTPP sẽ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của Hiệp định, đồng thời phải chứng minh là đã tuân thủ các cam kết thương mại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Australia và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

VOV.VN - Nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, các nhà lãnh đạo hai nước đã lên tiếng kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Australia và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Australia và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

VOV.VN - Nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, các nhà lãnh đạo hai nước đã lên tiếng kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhật Bản và Mỹ lần đầu tập trận chống ngầm ở Biển Đông
Nhật Bản và Mỹ lần đầu tập trận chống ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Nhật Bản và Mỹ ngày 16/11 lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung chống ngầm tại Biển Đông, trong một động thái mà các nhà phân tích cho là để thể hiện năng lực hải quân của hai nước khi Trung Quốc gia tăng sự hiện diện trong khu vực.

Nhật Bản và Mỹ lần đầu tập trận chống ngầm ở Biển Đông

Nhật Bản và Mỹ lần đầu tập trận chống ngầm ở Biển Đông

VOV.VN - Nhật Bản và Mỹ ngày 16/11 lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung chống ngầm tại Biển Đông, trong một động thái mà các nhà phân tích cho là để thể hiện năng lực hải quân của hai nước khi Trung Quốc gia tăng sự hiện diện trong khu vực.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.