ASEAN tìm kiếm quỹ hỗ trợ khu vực để đối phó với thiệt hại do thiên tai

VOV.VN - Thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận bên lề Hội nghị về khí hậu COP 29 đang diễn ra tại Baku, Azerbaijan để thiết lập một hệ thống tài trợ nhằm giải quyết thiệt hại và mất mát do thiên tai gây ra.

Bên lề Hội nghị COP 29, các đại diện đã bày tỏ nhu cầu về nguồn tài trợ vì nhiều quốc gia khu vực đang đau đầu trong ứng phó với bão, các mối nguy hiểm về khí hậu và những thách thức khác. Philippines là nơi đặt trụ sở của Hội đồng Quỹ hỗ trợ thiệt hại và mất mát của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN muốn thiết lập một hệ thống cho khu vực.

Theo một nghiên cứu của Chương trình hành động khí hậu ASEAN - Đức, khu vực ASEAN phải đối mặt với các sự kiện diễn ra nhanh như bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và nắng nóng. Khu vực này cũng phải đối mặt với các sự kiện diễn ra chậm như mực nước biển dâng, suy thoái đất, mất đa dạng sinh học và axit hóa đại dương. Thành viên một đoàn đại biểu Philippines khẳng định, là quốc gia đối mặt với nhiều thiên tai bão lũ, nước này đang thể hiện vai trò tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho những thiệt hại và mất mát do thiên tai gây ra. Khu vực có kế hoạch phát triển một thể chế tập trung vào tổn thất và thiệt hại cho ASEAN và đưa ra một chương trình bảo hiểm cho các tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, nhiều nhóm xã hội dân sự từ Philippines tiếp tục kêu gọi công lý về khí hậu thông qua việc tài trợ cho các nước đang phát triển.

Hiện một liên minh các quốc gia đang phát triển đang yêu cầu nguồn quỹ hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu tới 1.300 tỷ USD mỗi năm. Greenpeace Đông Nam Á nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều việc phải làm và nhu cầu là rất lớn. Trong khi đó, các quốc gia phát triển từ chối nhượng bộ về số tiền phải đóng góp. Theo Thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ Hiệp ước khí hậu bằng cách đệ trình các kế hoạch hành động vì khí hậu. Các cuộc đàm phán tại Baku tiếp tục cho đến ngày 22/11.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Mỹ và tác động đến ASEAN
Bầu cử Mỹ và tác động đến ASEAN

VOV.VN - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và cả thế giới, trong đó có ASEAN đang theo dõi chặt chẽ ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ.

Bầu cử Mỹ và tác động đến ASEAN

Bầu cử Mỹ và tác động đến ASEAN

VOV.VN - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và cả thế giới, trong đó có ASEAN đang theo dõi chặt chẽ ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ.

ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ
ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

VOV.VN - Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Uỷ ban 4) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 ngày 29/11 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 13 để thảo luận đề mục “Hợp tác quốc tế sử dụng hòa bình không gian vũ trụ”.

ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

VOV.VN - Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Uỷ ban 4) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 ngày 29/11 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 13 để thảo luận đề mục “Hợp tác quốc tế sử dụng hòa bình không gian vũ trụ”.

ASEAN cam kết cùng các nước hướng tới một thế giới phi vũ khí hạt nhân
ASEAN cam kết cùng các nước hướng tới một thế giới phi vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Từ ngày 18-22/10, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Uỷ ban 1) đã tiến hành thảo luận chuyên đề vũ khí hạt nhân với sự tham gia đông đảo của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và đại diện nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. 

ASEAN cam kết cùng các nước hướng tới một thế giới phi vũ khí hạt nhân

ASEAN cam kết cùng các nước hướng tới một thế giới phi vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Từ ngày 18-22/10, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Uỷ ban 1) đã tiến hành thảo luận chuyên đề vũ khí hạt nhân với sự tham gia đông đảo của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và đại diện nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.