Australia tìm cách đảm bảo nguồn cung, tăng tốc tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại Australia hiện được đánh giá là diễn ra khá chậm so với các quốc gia phát triển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần được xác định là do nguồn cung vaccine bị hạn chế.

Theo kết quả theo dõi tiêm chủng của ứng dụng Bloomberg Vaccine Tracker, tính đến ngày 20/5, với 12,5% dân số đã được tiêm 1 liều hoặc đầy đủ 2 liều vaccine Covid-19, Australia được xếp thứ 42 trên thế giới về số lượng vaccine cung cấp cho người dân, đứng sau Trung Quốc, Mỹ và nhiều quốc gia đang phát triển. Còn theo số liệu từ cơ quan y tế Australia, chính quyền liên bang đã cung cấp cho các địa phương 5,5 triệu liều vaccine, trong đó 4,6 triệu liều, tương đương 75% vaccine đang được sử dụng.

Có một số nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong triển khai chương trình tiêm chủng tại Australia, trong đó có việc người dân chưa nước này vẫn đang chần chừ chưa muốn tiêm.

Một y tá làm việc tại bang Victoria cho biết có giai đoạn, chỉ có 1 người đến gặp cô để tiêm vaccine trong suốt 8 tiếng làm việc trung tâm tiêm chủng của bang này.

Bên cạnh đó, việc thiếu các cơ sở tiêm chủng quy mô lớn là một yếu tố góp phần làm chậm tiến độ tiêm vaccine. Để giải quyết vấn đề này, Australia đã và đang thành lập thêm các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn và hoạt động gần như cả tuần để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine. Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày đã có 64.000 liều vaccine được cung cấp cho người dân và trong ngày 20/5 một kỷ lục mới tiếp tục được thiết lập khi có đến 95.500 liều vaccine được sử dụng trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, nguồn cung vaccine cũng là một vấn đề đang được quan tâm tại Australia. Hiện nước này sử dụng 2 loại vaccine gồm AstraZeneca và Pfizer cho chương trình tiêm chủng quốc gia, trong đó vaccine AstraZeneca được dùng cho người trên 50 tuổi và sản phẩm của hãng dược Pfizer đang được cung cấp cho người dưới 50 tuổi.

Trong khi vaccine AstraZeneca đang được sản xuất tại Australia thì nước này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đối với vaccine Pfizer. Đến nay, chỉ có gần 980.000 liều vaccine Pfizer được sử dụng trong khi đó nước này cần gần 23 triệu liều để tiêm cho hơn 11 triệu người trong độ tuổi từ 18-49.

Australia đến nay đã đặt mua hơn 195 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó có 50 triệu liềuvaccineAstraZeneca đang được sản xuất trong nước. Để giảm phụ thuộc vào nguồn vaccine nhập khẩu, nước này đang kêu gọi các công ty dược tư nhân tham gia sản xuất vaccine thế hệ mới mRNA ở trong nước. Hiện có 3 công ty dược muốn thiết lập cơ sở sản xuất vaccine mRNA và nếu được cấp phép hoạt động, vaccine công nghệ mới nhất này có thể được sản xuất ngay tại Australia trong năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả gần 100%
Australia thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả gần 100%

VOV.VN - Một phương pháp điều trị mới đang được các nhà khoa học Australia thử nghiệm đã tiêu diệt được gần 100% lượng virus SARS-CoV-2, hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Australia thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả gần 100%

Australia thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả gần 100%

VOV.VN - Một phương pháp điều trị mới đang được các nhà khoa học Australia thử nghiệm đã tiêu diệt được gần 100% lượng virus SARS-CoV-2, hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Chuyên gia Australia: Ít người tiêm vaccine có thể gây làn sóng Covid-19 thứ ba
Chuyên gia Australia: Ít người tiêm vaccine có thể gây làn sóng Covid-19 thứ ba

VOV.VN - Chính phủ Australia đang đối mặt sức ép từ các doanh nghiệp và trường đại học về mở cửa biên giới. Tuy vậy, các chuyên gia y tế nước này lo ngại việc mở cửa khi mới chỉ có ít người tiêm vaccine Covid-19 có thể sẽ gây ra làn sóng dịch thứ 3.

Chuyên gia Australia: Ít người tiêm vaccine có thể gây làn sóng Covid-19 thứ ba

Chuyên gia Australia: Ít người tiêm vaccine có thể gây làn sóng Covid-19 thứ ba

VOV.VN - Chính phủ Australia đang đối mặt sức ép từ các doanh nghiệp và trường đại học về mở cửa biên giới. Tuy vậy, các chuyên gia y tế nước này lo ngại việc mở cửa khi mới chỉ có ít người tiêm vaccine Covid-19 có thể sẽ gây ra làn sóng dịch thứ 3.

Australia bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại phòng khám của bác sỹ gia đình
Australia bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại phòng khám của bác sỹ gia đình

VOV.VN - Nhằm đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, Australia hôm nay (17/5) bắt đầu cho phép tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại các phòng khám gia đình.

Australia bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại phòng khám của bác sỹ gia đình

Australia bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại phòng khám của bác sỹ gia đình

VOV.VN - Nhằm đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, Australia hôm nay (17/5) bắt đầu cho phép tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại các phòng khám gia đình.