Báo Trung Quốc tiết lộ ảnh quá trình bồi đắp phi pháp tại đá Chữ Thập

Trang quân sự Sohu, Trung Quốc đăng tải bộ ảnh quá trình cải tạo phi pháp bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, mà nước này chiếm của Việt Nam từ 1988.

Chiều 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ và Philippines thời gian qua đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:
“Quan­­­­ điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán, chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự".
Các ảnh được đăng tải vào ngày 22/1, cho biết từ ngày 1 đến 7/2/1988, Trung Quốc gửi 11 tàu, mang nhân công và nguyên vật liệu đến đá Chữ Thập, bắt đầu đo đạc, xây dựng đường băng (Ảnh: Sohu)
Ngày 24/2/1988, Trung Quốc cho nổ bom phá đất ở bãi Chữ Thập. Trang quân sự Sohu của Trung Quốc cho biết, bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, hình thù không rõ rệt, sâu khoảng 14,6 đến 40m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng 1 m. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2. (Ảnh: Sohu)
Khối lượng đất đá, san hô của vụ nổ tạo thành khu vực rộng hơn 8.000 m2. (Ảnh:Sohu)
Khu vực chính ở bãi Chữ Thập năm 2012, nằm trên rạn san hô góc tây nam. (ảnh: Tân Hoa Xã)
Sohu cho biết, kể từ cuối năm 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo các rạn san hô và xây dựng nhiều công trình quy mô lớn trên các bãi đá ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, cụm đá Ga Ven. Trung Quốc bắt đầu cải tạo bãi Chữ Thập từ tháng 6/2014. Trong ảnh là doanh trại mới đang được xây dựng trên khu vực chính ở bãi Chữ Thập. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ảnh chụp từ vệ tinh của Digital Globe cho thấy góc đông bắc bãi Chữ Thập là nơi cải tạo đầu tiên của Trung Quốc. Theo Sohu, chưa đầy một tháng, khu vực cải tạo đã tăng diện tích gấp 3 lần, lên 0,96 km2. Sau khi hoàn thành cải tạo góc đông bắc, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải tạo các góc khác. Tháng 10/2014, SCMP cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho hay Đá Chữ thập đã được cải tạo mở rộng tới khoảng một km vuông, trở thành đá lớn nhất Trường Sa và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn.Việc cải tạo  này là phi pháp, trái với thỏa thuận Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. (Ảnh: Navy.81)
Trung Quốc muốn bồi đắp và xây dựng bãi Chữ Thập thành đô thị lớn, có nhiều nhà cao tầng, sân bay, bến cảng. Bức không ảnh này được chụp tháng 12/2014, cho thấy Trung Quốc có thể xây đường băng trên đá Chữ Thập. (Ảnh: Rappler).
Trung Quốc cũng cho xây một bến tàu có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 4.000 tấn, một tòa nhà 2 tầng ở đây. Trung Quốc được cho là có 2.000 lính đồn trú ở bãi Chữ Thập. (Ảnh: CRI)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough
Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để "giảm bớt căng thẳng".

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để "giảm bớt căng thẳng".

Việt Nam mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa, Trường Sa
Việt Nam mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN - Nhiệm vụ của các lực lượng chức năng của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.

Việt Nam mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN - Nhiệm vụ của các lực lượng chức năng của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông
Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là “rất đáng kể” và họ làm việc này bất chấp sự phản đối của các nước khác.

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng việc cải tạo đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là “rất đáng kể” và họ làm việc này bất chấp sự phản đối của các nước khác.

Trung Quốc thách thức Philippines, Biển Đông thêm căng thẳng
Trung Quốc thách thức Philippines, Biển Đông thêm căng thẳng

VOV.VN -Trung Quốc hôm 7/12 phản ứng gay gắt với Philippines, thách thức trọng tài quốc tế bằng tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên Biển Đông.

Trung Quốc thách thức Philippines, Biển Đông thêm căng thẳng

Trung Quốc thách thức Philippines, Biển Đông thêm căng thẳng

VOV.VN -Trung Quốc hôm 7/12 phản ứng gay gắt với Philippines, thách thức trọng tài quốc tế bằng tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên Biển Đông.

Trưng bày gần 100 tấm bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Trưng bày gần 100 tấm bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN - Bình Thuận là tỉnh, thành thứ 16 trong nước được Bộ TT-TT chọn làm nơi tổ chức Triển lãm tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Trưng bày gần 100 tấm bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Trưng bày gần 100 tấm bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN - Bình Thuận là tỉnh, thành thứ 16 trong nước được Bộ TT-TT chọn làm nơi tổ chức Triển lãm tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông
Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông

VOV.VN - Báo cáo được công bố chỉ 1 tuần trước thời hạn Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu biện luận về vụ kiện của Philippines.

Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông

Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông

VOV.VN - Báo cáo được công bố chỉ 1 tuần trước thời hạn Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu biện luận về vụ kiện của Philippines.

Trung Quốc tăng cường động thái giám sát Biển Đông, biển Hoa Đông
Trung Quốc tăng cường động thái giám sát Biển Đông, biển Hoa Đông

VOV.VN - Trung Quốc sẽ lắp đặt một đài quan sát, bao gồm các trạm vệ tinh và radar ngoài khơi nước này để củng cố sức mạnh trên biển.

Trung Quốc tăng cường động thái giám sát Biển Đông, biển Hoa Đông

Trung Quốc tăng cường động thái giám sát Biển Đông, biển Hoa Đông

VOV.VN - Trung Quốc sẽ lắp đặt một đài quan sát, bao gồm các trạm vệ tinh và radar ngoài khơi nước này để củng cố sức mạnh trên biển.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay cải tạo, xây dựng ở Trường Sa
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay cải tạo, xây dựng ở Trường Sa

VOV.VN - Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay cải tạo, xây dựng ở Trường Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay cải tạo, xây dựng ở Trường Sa

VOV.VN - Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.