Bất chấp tín hiệu hòa giải, Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Trump xác nhận sẽ giữ nguyên kế hoạch tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc dù 2 bên khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận tích cực.

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) trong tuần này thông báo, kể từ ngày 1/9, Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế ở mức 15% đối với một số hàng hóa trong danh sách các mặt hàng sẽ bị áp thuế trị giá 125 USD của Trung Quốc, gồm điện thoại thông minh, tai nghe Bluetooth, TV màn hình phẳng và giày dép. Mức thuế 15% sẽ được áp với những mặt hàng còn lại trong danh sách như điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và đồ may mặc… kể từ ngày 15/12.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Financial Times

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm qua, Tổng thống Donald Trump cũng khẳng định không có thay đổi liên quan tới kế hoạch tăng thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9. Ông cho biết hai bên sẽ tiếp tục đối thoại và Mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.

“Các công ty sẽ rời Trung Quốc trong tương lai gần. Đây là một lo ngại lớn đối với Trung Quốc. Họ không thể cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến thuế này. Mỹ sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi đang có các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc và các cuộc gặp đang được lên kế hoạch”, ông Trump nói.

Nhà Trắng hiện chưa thông báo thời điểm cụ thể của cuộc gặp tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một thông báo trước đó cũng cho biết hai bên đang duy trì các cuộc đối thoại hiệu quả, nhưng cảnh báo Trung Quốc có đủ khả năng để đối phó với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các bất đồng thương mại với Mỹ với thái độ “ôn hòa”. Người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc Cao Phong cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ sẽ tạo các điều kiện cần thiết cho các cuộc đối thoại vào tháng 9 tới.

“Chúng tôi đang chuẩn bị cho các cuộc đối thoại vào tháng 9 tới tại Mỹ. Điều quan trọng vào thời điểm hiện nay đó là tạo các điều kiện cần thiết để hai bên tiếp tục đàm phán. Trung Quốc tin tưởng rằng, nếu các cuộc đối thoại diễn ra tại Mỹ,  hai bên nên hợp tác cùng nhau, tạo các điều kiện thúc đẩy các cuộc đối thoại đạt được kết quả tích cực”.

Việc Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế mới đối với tất cả hàng hóa còn lại của Trung Quốc vào ngày 1/9 được coi là một sự leo thang mới, có tác động lớn đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng và gây tổn hại tới hầu hết các bang của Mỹ.

Văn phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc ngày 30/8 bày tỏ lo ngại sau khi Mỹ thông báo áp đặt vòng tăng thuế mới. Tuyên bố của Văn phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc nhấn mạnh, các biện pháp tăng thuế đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng và tác động đến họat động kinh doanh, hối thúc hai bên sớm đạt được các thỏa thuận lâu dài.

Theo số liệu của Cục Thống kê dân số Mỹ năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại nhập khẩu hàng đầu của 24 bang và thủ đô Washington  DC. Trong khi đó có 4 bang xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào là Oregon, Washington, Alaska và South Carolina. Như vậy, bất kỳ sự leo thang căng thẳng thương mại nào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của những bang đó. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump phủ nhận các biện pháp tăng thuế đang gây tác động đến nền kinh tế Mỹ, mà ông lại đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang làm ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ vì đã không hạ lãi suất hơn nữa.

Các biện pháp đánh thuế lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới liên quan đến hàng trăm tỷ USD hàng hóa của hai nước, đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự không chắc chắn về việc chưa biết khi nào cuộc chiến này sẽ kết thúc cũng làm rối loạn thị trường, gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Giới chuyên gia kinh tế cũng không mấy lạc quan về một triển vọng sớm cho bất đồng giữa hai bên hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Evans Pritchard thuộc viện kinh tế Capital Economics tại Mỹ nhận định, rất khó đạt được một thỏa thuận tốt vào thời điểm hiện nay. Kể từ khi các cuộc đối thoại thương mại song phương đổ vỡ vào tháng 5 vừa qua, Mỹ và Trung Quốc dường như đưa ra lập trường cứng rắn hơn. Theo ông Evans Pritchard, hàng loạt các vấn đề cũng đang gây phức tạp cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung như lệnh cấm Huawei và tình hình biểu tình tại Hồng Công… khiến hai bên khó thu hẹp được bất đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?
Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ
Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết
Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

VOV.VN - Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

VOV.VN - Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.