Bất ổn ở Bosnia-Herzegovina đe dọa khu vực Đông Nam Âu

VOV.VN - Cùng với một nền kinh tế kiệt quệ, Bosnia-Herzegovina phải đối mặt với một hệ thống chính trị bị chia rẽ sâu sắc.

Sau một ngày có phần lắng dịu, ngày 9/2, người biểu tình Bosnia-Herzegovina lại tiếp tục phong tỏa nhiều tuyến phố dẫn tới Hội đồng Tổng thống ở Thủ đô Sarajevo để phản đối việc Chính phủ để cho tỷ lệ thất nghiệp cao và khoảng cách giàu nghèo tại quốc gia Đông Nam Âu này ngày càng gia tăng.

Biểu tình lớn chưa từng thấy ở Bosnia-Herzegovina trong gần 20 năm qua đã kéo dài sang ngày thứ 5 liên tiếp khiến dư luận lo ngại, bất ổn tại quốc gia này có thể ảnh hưởng đến cả khu vực.

Khoảng 1.000 người đã tập trung trước trụ sở của Hội đồng Tổng thống tại thủ đô Sarajevo, yêu cầu các nhà lãnh đạo mà họ cáo buộc đã làm kinh tế đi xuống phải từ chức. Nền kinh tế này đạt được sự phục hồi mong manh 1% trong năm 2013 sau khi thu hẹp 0,5% trong năm 2012, nhưng thu nhập của người dân vào loại thấp nhất châu Âu với mức trung bình 420 Euro một tháng. 

Người biểu tình Bosnia-Herzegovina xuống phố (Ảnh: Reuters)

Tỷ lệ thất nghiệp của Bosnia-Herzegovina dao động từ 27,5% - 44% theo điều tra của Ngân hàng Trung ương, nghĩa là vào hàng cao nhất ở châu Âu. Trong đó tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến hơn 25% và 1/5 trong tổng số 3,8 triệu người dân hiện sống dưới mức nghèo khổ .

Đây là những con số mà theo Giám đốc khu vực Đông Nam Âu của Ngân hàng thế giới Ellen Goldstein là “gây choáng váng và là vấn đề nghiêm trọng” cần phải được giải quyết để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho Bosnia-Herzegovina. Tất cả những yếu tố này đã đẩy Bosnia-Herzegovina đến tình cảnh hôm nay.

Cùng với một nền kinh tế kiệt quệ, Bosnia-Herzegovina phải đối mặt với một hệ thống chính trị bị chia rẽ sâu sắc. Thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến 1992 – 1995 đã khiến bộ máy chính trị của nước này phân tán quyền lực và làm Chính phủ Trung ương yếu thế trong khi đất nước bị chia cắt thành 2 khu vực tự trị, trong đó có một nửa tiếp tục bị chia nhỏ giữa cộng đồng người Bosnia và Liên đoàn Croat.

Trong khi các nhà lãnh đạo của người Bosnia muốn tăng cường tập trung quyền lực cho Chính quyền Trung ương thì những người Croat theo đường lối bảo thủ tại đây vẫn muốn thúc đẩy các thể chế tự trị. Còn lãnh đạo người Serb ở đây Milorad Dodikthì cho rằng “chưa có tương lai nào cho quốc gia Đông Nam Âu này.

Phát biểu sau cuộc gặp với lãnh đạo người Serb Dodik tại Belgrade ngày 9/2, Phó Thủ tướng Cộng hòa Serb Aleksandar Vucic khẳng định, sự ổn định của Bosnia-Herzegovina  rất quan trọng với toàn bộ khu vực

Ông Vucic nói: “Ổn định chính trị và kinh tế khu vực là điều cần thiết đối với tất cả chúng ta. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo ổn định ở Cộng hòa Serb và lập lại trật tự ở Bosnia-Herzegovina vì bối cảnh hiện nay không có lợi cho bất cứ ai, ngược lại đây là mối đe dọa đối với toàn khu vực vì nó khiến các nhà đầu tư lo lắng”.

Hai đảng trong Liên minh cầm quyền Bosnia-Herzegovina ngày 9/2 đã kêu gọi bầu cử sớm. Đảng Dân chủ Xã hội kêu gọi “chấm dứt bạo lực, khôi phục an ninh cho công dân và nhanh chóng tổ chức bầu cử”. Lãnh đạo Đảng Dân chủ Hành động, 1 trong 3 Tổng thống của nước này, ông Bakir Izetbegovic cũng kêu gọi bầu cử sớm trước thời hạn ban đầu vào tháng 10.

Trong khi đó, Thủ tướng nước láng giềng Croat, ông Zoran Milanovic kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có biện pháp hỗ trợ khẩn cấp để Bosnia-Herzegovina ổn định tình hình hiện nay.

Phát biểu sau cuộc họp với người đồng cấp Bosnia-Herzegovina Vjekoslav Bevanda, ông Milanovic cho rằng: “Những gì xảy ra ở đây, dưới con mắt một người nước ngoài như tôi, là do kinh tế kiệt quệ khiến người dân giận dữ. Tuy nhiên, điều này đáng lẽ không xảy ra nếu Liên minh châu Âu, trong đó có thành viên là Croat, có chính sách chặt chẽ và rõ ràng hơn đối với Bosnia-Herzegovina”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bosnia Herzegovina đảm nhiệm Chủ tịch HĐBA
Bosnia Herzegovina đảm nhiệm Chủ tịch HĐBA

Đại sứ Ivan Babalic nhận chức Chủ tịch từ Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice,

Bosnia Herzegovina đảm nhiệm Chủ tịch HĐBA

Bosnia Herzegovina đảm nhiệm Chủ tịch HĐBA

Đại sứ Ivan Babalic nhận chức Chủ tịch từ Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice,

NATO triển khai kế hoạch kết nạp Bosnia
NATO triển khai kế hoạch kết nạp Bosnia

NATO đã chấp thuận Kế hoạch Hành động Thành viên đối với Bosnia Herzegovina, kèm theo một số điều kiện cụ thể

NATO triển khai kế hoạch kết nạp Bosnia

NATO triển khai kế hoạch kết nạp Bosnia

NATO đã chấp thuận Kế hoạch Hành động Thành viên đối với Bosnia Herzegovina, kèm theo một số điều kiện cụ thể

Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia bị “tấn công khủng bố”
Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia bị “tấn công khủng bố”

Tổng thống Bosnia lên án vụ tấn công và gọi đây là một vụ tấn công khủng bố đồng thời nói rằng vụ việc này cần phải được điều tra chi tiết.

Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia bị “tấn công khủng bố”

Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia bị “tấn công khủng bố”

Tổng thống Bosnia lên án vụ tấn công và gọi đây là một vụ tấn công khủng bố đồng thời nói rằng vụ việc này cần phải được điều tra chi tiết.

Xét xử kẻ khủng bố bắn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia
Xét xử kẻ khủng bố bắn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia

Mặc dù các bị cáo không thừa nhận tội của mình, nhưng chúng có thể phải đối mặt với 20 năm tù nếu bị kết án.

Xét xử kẻ khủng bố bắn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia

Xét xử kẻ khủng bố bắn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bosnia

Mặc dù các bị cáo không thừa nhận tội của mình, nhưng chúng có thể phải đối mặt với 20 năm tù nếu bị kết án.