Bầu cử Italy đang lâm vào bế tắc chính trị
Thứ Ba, 14:45, 26/02/2013
(VOV) - Kết quả bầu cử sơ bộ cho thấy tâm lý bất mãn của nhiều người dân Italy khi nước này đang chìm trong khủng hoảng kinh tế.
Cuộc bầu cử Quốc hội Italy đã kết thúc vào tối 25/2 (giờ Việt Nam) mà không chọn ra được đảng phái nào chiến thắng để thành lập một chính phủ mới, làm dấy lên lo ngại về việc châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn chính trị tại quốc gia này.
Tham gia cuộc tổng tuyển cử lần này, chỉ có khoảng 72,5% cử tri đi bỏ phiếu, giảm mạnh so với mức 81,2% trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm 2008. Điều này phản ánh tâm lý bất mãn của nhiều người dân Italy trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang chìm trong khủng hoảng kinh tế.
Cuộc bầu cử lần này là cuộc chạy đua chủ yếu giữa bốn lực lượng chính trị lớn nhất tại Italy, gồm Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Pier Luigi Bersani; Liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi; Liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Mario Monti; và Đảng “Phong trào năm sao” của danh hài Beppe Grillo.
Theo thông báo của Bộ Nội vụ Italy, sau khi phần lớn số phiếu bầu đã được kiểm vào sáng 26/2 (theo giờ Việt Nam), Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani giành nhiều hơn 130.000 phiếu so với Liên minh trung hữu, qua đó giành quyền kiểm soát Hạ viện. Còn tại Thượng viện, Liên minh trung tả chỉ giành 121 ghế, Liên minh trung hữu giành 117 ghế, “Phong trào năm sao” giành 54 ghế và cuối cùng là liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Monti giành 22 ghế.
Theo quy định của Luật Bầu cử Italy, một liên minh hoặc một đảng phái chính trị phải giành được ít nhất 158 trong tổng số 315 ghế tại Thượng viện mới có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Vì vậy, nếu Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani không bắt tay được với liên minh nào thì việc thành lập chính phủ của Italy sẽ lâm vào ngõ cụt và điều này đồng nghĩa với việc Italy phải tiến hành bầu cử lại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu, Thủ tướng tạm quyền Monti thúc giục các đảng phái chính trị có trách nhiệm trong việc thành lập một chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử. Ông nêu rõ: “Tôi hy vọng giai đoạn này sẽ mang lại những giải pháp tốt đẹp cho mọi công dân Italy, đồng thời hạn chế tối đa sự hỗn loạn trên thị trường tài chính, bởi chúng ta cũng là một phần và phụ thuộc vào hệ thống đó”.
Cử tri Italy cũng có những phản ứng khác nhau về kết quả cuộc bầu cử. Một cử tri cho biết: “Đó là kết quả khó hiểu, nhưng đó là sự lựa chọn của người dân Italy, vì thế chúng ta cần tôn trọng kết quả đó”. Một cử tri khác lại cho rằng, kết quả cuộc bầu cử cho thấy Italy đang bị mất niềm tin ở cả cấp độ quốc gia cũng như quốc tế: “Chúng ta đang ở trong tình trạng tồi tệ cả ở cấp độ quốc tế và trong nước. Chúng ta sẽ không thể làm lại những gì mà chúng ta đã làm”.
Các thị trường tài chính cũng đã có những phản ứng tiêu cực, do lo ngại bế tắc chính trị tại Italy và điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Kết thúc phiên giao dịch đêm 25/2 theo giờ Việt Nam, các chỉ số chính trên sàn chứng khoản Mỹ có mức sụt giảm mạnh, trong đó chỉ số S&P 500 giảm tới 1,8%.
Quan sát diễn biến của thị trường, phóng viên kinh tế Gavin Jones của hãng tin Reuters cho biết: “Giới đầu tư bán tháo khi mà chúng ta sẽ thấy một quốc hội treo ở Italy. Do đó tôi không thấy có một dấu hiệu tích cực nào vào ngày mai. Chứng khoán Mỹ đã có mức sụt giảm mạnh”./.
Lãnh đạo Liên minh trung tả Pier Luigi Bersani cùng vợ đi bỏ phiếu (Ảnh: AP) |
Cuộc bầu cử lần này là cuộc chạy đua chủ yếu giữa bốn lực lượng chính trị lớn nhất tại Italy, gồm Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Pier Luigi Bersani; Liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi; Liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Mario Monti; và Đảng “Phong trào năm sao” của danh hài Beppe Grillo.
Theo thông báo của Bộ Nội vụ Italy, sau khi phần lớn số phiếu bầu đã được kiểm vào sáng 26/2 (theo giờ Việt Nam), Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani giành nhiều hơn 130.000 phiếu so với Liên minh trung hữu, qua đó giành quyền kiểm soát Hạ viện. Còn tại Thượng viện, Liên minh trung tả chỉ giành 121 ghế, Liên minh trung hữu giành 117 ghế, “Phong trào năm sao” giành 54 ghế và cuối cùng là liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Monti giành 22 ghế.
Theo quy định của Luật Bầu cử Italy, một liên minh hoặc một đảng phái chính trị phải giành được ít nhất 158 trong tổng số 315 ghế tại Thượng viện mới có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Vì vậy, nếu Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani không bắt tay được với liên minh nào thì việc thành lập chính phủ của Italy sẽ lâm vào ngõ cụt và điều này đồng nghĩa với việc Italy phải tiến hành bầu cử lại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu, Thủ tướng tạm quyền Monti thúc giục các đảng phái chính trị có trách nhiệm trong việc thành lập một chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử. Ông nêu rõ: “Tôi hy vọng giai đoạn này sẽ mang lại những giải pháp tốt đẹp cho mọi công dân Italy, đồng thời hạn chế tối đa sự hỗn loạn trên thị trường tài chính, bởi chúng ta cũng là một phần và phụ thuộc vào hệ thống đó”.
Cử tri Italy cũng có những phản ứng khác nhau về kết quả cuộc bầu cử. Một cử tri cho biết: “Đó là kết quả khó hiểu, nhưng đó là sự lựa chọn của người dân Italy, vì thế chúng ta cần tôn trọng kết quả đó”. Một cử tri khác lại cho rằng, kết quả cuộc bầu cử cho thấy Italy đang bị mất niềm tin ở cả cấp độ quốc gia cũng như quốc tế: “Chúng ta đang ở trong tình trạng tồi tệ cả ở cấp độ quốc tế và trong nước. Chúng ta sẽ không thể làm lại những gì mà chúng ta đã làm”.
Các thị trường tài chính cũng đã có những phản ứng tiêu cực, do lo ngại bế tắc chính trị tại Italy và điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Kết thúc phiên giao dịch đêm 25/2 theo giờ Việt Nam, các chỉ số chính trên sàn chứng khoản Mỹ có mức sụt giảm mạnh, trong đó chỉ số S&P 500 giảm tới 1,8%.
Quan sát diễn biến của thị trường, phóng viên kinh tế Gavin Jones của hãng tin Reuters cho biết: “Giới đầu tư bán tháo khi mà chúng ta sẽ thấy một quốc hội treo ở Italy. Do đó tôi không thấy có một dấu hiệu tích cực nào vào ngày mai. Chứng khoán Mỹ đã có mức sụt giảm mạnh”./.