Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Australia hiện là một trong những quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp cho Australia có được vị trí này?

Theo thống kê năng lượng Australia công bố vào tháng 5/2020, vào năm ngoái năng lượng tái tạo đã tạo ra tới 21% lượng điện của nước này. Trong đó năng lượng gió là nguồn cung năng lượng tái tạo lớn nhất, tạo ra 7,3% điện năng, tiếp đó là năng lượng mặt trời với 6,7% và thủy điện là 5,4%. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh nhất trong thời gian vừa qua với tốc độ đạt 46%, tiếp sau đó là năng lượng gió với 19%. Những con số này đã chứng tỏ nỗ lực phát triển năng lượng mặt trời của Australia trong thời gian qua và vì điều này mà Australia được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về đầu tư cho năng lượng tái tạo.

Sở dĩ năng lượng tái tạo của Australia phát triển nhanh là vì chính phủ liên bang và chính quyền các bang đều xác định đây là xu hướng tất yếu không chỉ của nước này mà của toàn thế giới trong tương lai khi vừa giúp làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Từ nhiều năm qua, từ chính quyền liên bang cho đến chính quyền các bang tại Australia đều có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó phải kể đến việc đầu tư hàng tỷ AUD để xây dựng các nhà máy điện từ năng lượng tái tạo hay việc hỗ trợ người dân tiền lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời đồng thời ban hành chính sách khuyến khích người dân bán điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện khiến người dân rất hứng thú với việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Các tiểu bang ít chủ động và quyết liệt trong phát triển năng lượng tái tạo?

Australia là một nhà nước hoạt động theo cơ chế liên bang, vì vậy, chính quyền các bang có rất nhiều thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách cụ thể tại bang mình trong khi quyền hạn của chính quyền liên bang lại bị hạn chế. Chính vì vậy, chính quyền liên bang không thể vượt thẩm quyền để ban hành các quyết sách vượt quá quyền hạn của mình, trong đó có cả lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, vì việc phân chia quyền lực như vậy nên chính quyền liên bang chỉ ban hành các chiến lược và đầu tư vào một số dự án lớn. Ví dụ cụ thể từ năm 2000, Quốc hội Australia đã thông qua luật Năng lượng tái tạo và đến năm 2015, luật này đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới. Trong luật sửa đổi năm 2015 đã đặt ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo quy mô lớn nhằm sử dụng các biện pháp tài chính để khuyến khích việc thiết lập và mở rộng các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.

Đồng thời, luật này cũng xây dựng Dự án Năng lượng tái tạo quy mô nhỏ nhằm sử dụng cộng cụ tài chính để khuyến khích việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống năng lượng gió và thủy điện….Và nhờ các biện pháp khuyến khích này mà việc sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây ở Australia.

Cân bằng giữa vấn đề kinh tế với phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

Xuất khẩu than là một ngành kinh tế mũi nhọn của Australia, nó không chỉ mang về nguồn ngoại tệ lên tới 64 tỷ AUD/năm mà còn tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Vì vậy, mặc dù biết rằng việc khai thác, sử dụng và xuất khẩu than góp phần làm gia tăng khí thải nhà kính song Australia không thể nhanh chóng từ bỏ việc khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu này để chuyển đổi sang dạng năng lượng sạch khác.

Cũng chính vì xuất khẩu than là ngành kinh tế lâu đời và quan trọng đối với Australia trong nhiều năm qua nên ngành này cũng có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường Australia. Trong những năm gần đây, không ít Thủ tướng của Australia (trong đó có cựu thủ tướng Malcom Turnbull) đã phải ra đi khi giảm sự ủng hộ đối với ngành khai thác than đá và công khai ủng hộ việc phát triển năng lượng sạch.

Điều đó cho thấy là việc cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các nguồn năng lượng tái tạo luôn là vấn đề được các chính phủ của Australia rất quan tâm trong nhiều năm qua và luôn nỗ lực để tạo ra sự cân bằng. Trên thực tế, Australia với chính sách hỗ trợ tài chính thiết thực, năng lượng tái tạo đang có nhiều ưu thế về giá thành nên việc sử dụng dạng năng lượng này ngày càng phổ biến.

Bằng chứng là vào thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy nhiệt điệt tại Australia chỉ hoạt động trong khoảng 60-70% công suất. Thực tế này khiến có nhà máy nhiệt điện đã phải lên kế hoạch đóng cửa trong những năm tới.

Bên cạnh việc từng bước giảm việc sử dụng nhiệt điện, chính phủ Australia cũng đang khuyến khích những người làm việc trong ngành khai thác than tham gia các khóa đào tạo để học các kỹ năng mới để có thể chuyển đổi công việc khi cần thiết. Vì là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều ảnh hưởng trên chính trường nên Australia không vội vàng mà đang có những bước đi thận trọng để quá trình chuyển đổi từ nhiệt điện sang các dạng năng lượng khác không gây ra các cú sốc lớn về kinh tế, chính trị cũng như xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

60% năng lượng sử dụng tại Pakistan vào năm 2030 sẽ là ‘Sạch’
60% năng lượng sử dụng tại Pakistan vào năm 2030 sẽ là ‘Sạch’

VOV.VN - Mục tiêu của Pakistan là sau 10 năm nữa, 60% nguồn năng lượng tiêu thụ tại quốc gia Nam Á này là "Sạch", tức là năng lượng tái tạo và không phát thải khí dioxide carbon gây hiệu ứng nhà kính.

60% năng lượng sử dụng tại Pakistan vào năm 2030 sẽ là ‘Sạch’

60% năng lượng sử dụng tại Pakistan vào năm 2030 sẽ là ‘Sạch’

VOV.VN - Mục tiêu của Pakistan là sau 10 năm nữa, 60% nguồn năng lượng tiêu thụ tại quốc gia Nam Á này là "Sạch", tức là năng lượng tái tạo và không phát thải khí dioxide carbon gây hiệu ứng nhà kính.

“Mỹ cần thành lập Viện Quốc gia về đổi mới năng lượng để chống biến đổi khí hậu”
“Mỹ cần thành lập Viện Quốc gia về đổi mới năng lượng để chống biến đổi khí hậu”

VOV.VN - Nhà đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft Bill Gates vừa đưa ra ý tưởng về cách thức Mỹ có thể tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa môi trường và cuộc sống trên hành tinh.

“Mỹ cần thành lập Viện Quốc gia về đổi mới năng lượng để chống biến đổi khí hậu”

“Mỹ cần thành lập Viện Quốc gia về đổi mới năng lượng để chống biến đổi khí hậu”

VOV.VN - Nhà đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft Bill Gates vừa đưa ra ý tưởng về cách thức Mỹ có thể tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa môi trường và cuộc sống trên hành tinh.

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo
Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.