Các nước EU đạt đồng thuận về kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt

VOV.VN - Hãng tin Đức DPA hôm nay (26/7) dẫn các nguồn tin cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về kế hoạch khẩn cấp tự nguyện giảm tiêu thụ khí đốt nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga và chuẩn bị cho kịch bản ngừng nhập khẩu.

Kế hoạch khẩn cấp yêu cầu tất cả các nước thành viên EU cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023.

Ngày 26/7, các bộ trưởng năng lượng của EU nhóm họp để xem xét kế hoạch cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt do lo ngại Nga có thể cắt giảm hơn nữa nguồn cung, dẫn đến tình trạng thiếu điện và năng lượng sưởi ấm trong mùa đông.

Trước đó, ngày 20/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một quy định mới về việc phối hợp giảm sử dụng khí đốt trong toàn khối để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt Nga và ngăn chặn sự tăng vọt của giá cả.

Mục tiêu ban đầu là cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt, bắt đầu từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/3/2023. Kế hoạch này có thể giúp EU tiết kiệm 45 tỷ mét khối khí đốt. Ban đầu kế hoạch sẽ là tự nguyện đối với các nước EU, nhưng nếu không đạt được mục tiêu, nó có thể trở thành yêu cầu bắt buộc. Các đề xuất của EC sẽ có hiệu lực sau khi được đa số các quốc gia thành viên EU chấp thuận.

Một số quốc gia như Italy, Ba Lan, Hungary, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã lên tiếng phản đối việc cắt giảm sử dụng khí đốt.

Châu Âu đã đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu sau khi EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Điều này đã dẫn đến sự gián đoạn về nguồn cung khí đốt và giá năng lượng tăng vọt.

Truyền thông Đức ngày 25/7 dẫn thông báo của Tập đoàn năng lượng Nga Gaprzom cho biết, tập đoàn này tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt xuất khẩu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tới châu Âu. Công suất qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ giảm xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu mét khối khí/ngày và lý do là tập đoàn phải sửa chữa 1 tuabin khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức phản đối Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1
Đức phản đối Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 25/7 cho rằng, không có bất cứ ký do kỹ thuật nào để Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream./.

Đức phản đối Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1

Đức phản đối Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 25/7 cho rằng, không có bất cứ ký do kỹ thuật nào để Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream./.

Ba Lan phản đối kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của EU
Ba Lan phản đối kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của EU

VOV.VN - Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan - Anna Moskwa cho biết, Ba Lan phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc hạn chế bắt buộc tiêu thụ khí đốt tại EU trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang bùng phát.

Ba Lan phản đối kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của EU

Ba Lan phản đối kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt của EU

VOV.VN - Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan - Anna Moskwa cho biết, Ba Lan phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc hạn chế bắt buộc tiêu thụ khí đốt tại EU trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang bùng phát.

Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu
Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu

VOV.VN - Chính phủ Séc cho biết, Tập đoàn năng lượng của nước này hiện có thể đảm bảo khả năng lưu trữ khoảng 3 tỷ m3 khí đốt tại một cơ sở mới ở Hà Lan, như vậy, vào khoảng tháng 9 tới, nước này sẽ có thể cắt giảm bớt 1/3 sự phụ thuộc khí đốt từ Nga.

Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu

Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu

VOV.VN - Chính phủ Séc cho biết, Tập đoàn năng lượng của nước này hiện có thể đảm bảo khả năng lưu trữ khoảng 3 tỷ m3 khí đốt tại một cơ sở mới ở Hà Lan, như vậy, vào khoảng tháng 9 tới, nước này sẽ có thể cắt giảm bớt 1/3 sự phụ thuộc khí đốt từ Nga.