Điều đặc biệt trong tư tưởng Macron về EU tự chủ chiến lược và thế giới đa cực

VOV.VN - Tư tưởng đa cực là một ý tưởng được lòng nhiều người hiện nay. Thay vì chỉ trích, giới phê bình ở Mỹ và châu Âu nên tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy Tổng thống Pháp Macron từ bỏ quan điểm cũ về chính trị thế giới, để theo đuổi tư tưởng thế giới đa cực và EU “tự chủ chiến lược”.

Thực chất lập trường của ông Macron là gì?

Giới quan sát phương Tây đặt câu hỏi, rốt cuộc ông Macron đứng về bên nào. Trong một thời gian dài, có vẻ như Pháp liên kết chặt chẽ với Mỹ trong vấn đề cân bằng lực lượng để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng trong thời gian qua, với những phát ngôn trong các chuyến công du của mình, Tổng thống Pháp Macron đã khiến giới bình luận của phương Tây tự hỏi liệu có còn có thể tin tưởng Paris trong vai trò kề vai sát cánh với Washington khi đối diện với sự quyết đoán của Bắc Kinh. Họ băn khoăn, liệu ông Macron có đang trở nên nhẹ nhàng với Trung Quốc?

Chất xúc tác mới đây cho việc nghiên cứu tư tưởng của ông Macron là cuộc phỏng vấn mà nhà lãnh đạo Pháp này dành cho tờ báo Mỹ Politico. Trong một chuyến bay từ Trung Quốc (sau khi ông Macron gặp mặt riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình), ông Macron đã bác bỏ ý tưởng Pháp nên đi theo sự dẫn dắt của Mỹ trong nền chính trị thế giới, đặc biệt là trong xử lý vấn đề Trung Quốc và an ninh của Đài Loan. Thay vào đó, ông Macron gợi ý rằng cộng đồng quốc tế nên được phục vụ bởi một nước Pháp có thể nói “không” với cả bạn bè cũng như đối thủ cạnh tranh.

Ông Macron kế thừa quan điểm của giới lãnh đạo Pháp trước đây

Thực ra cũng không có gì bất thường khi một tổng thống Pháp nêu ra vấn đề “tự chủ chiến lược cho châu Âu”. Đây vốn là đặc điểm lâu dài của chính sách đối ngoại Pháp. Người ta đã biết bản thân ông Macron ủng hộ việc tạo ra một “quân đội châu Âu thực sự” và cảnh báo việc lệ thuộc vào Mỹ để bảo đảm an ninh xuyên Đại Tây Dương. Không có gì bí mật khi ông Macron ưa thích châu Âu tự lo chuyện phòng thủ của mình và phát triển năng lực phóng chiếu sức mạnh ra ngoài biên giới châu lục này.

Cũng không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Pháp Macron phản đối ý tưởng châu Âu trở thành một “chư hầu” của Mỹ. Ông Macron chỉ đang nhắc lại điều mà các thế hệ lãnh đạo Pháp và châu Âu đã nói trước ông, đó là nên đối xử châu Âu như một cường quốc hàng đầu thế giới với những quyền riêng của nó. Đây là tham vọng tương đối nhẹ nhàng và không phải bằng chứng Pháp đang xích lại gần Trung Quốc.

Thực tế, người ta không nên sa đà vào quan điểm của ông Macron cho rằng vấn đề an ninh Đài Loan không phải là mối quan ngại chủ chốt của Pháp hay Liên minh châu Âu rộng hơn. Mặc dù giới lãnh đạo EU nói rất hùng hồn về Đài Loan, trên thực tế, ít có khả năng lực lượng lục quân, không quân và hải quân của châu Âu sẽ đóng vai trò đáng kể nào trong chuyện phòng thủ Đài Loan. Các quân đội của châu Âu quá xa xôi và quá tập trung vào các thách thức an ninh sát sườn với họ. Như cựu quan chức quốc phòng Mỹ Elbridge Colby từng nhận xét, nếu có chiến sự ở eo biển Đài Loan thì “châu Âu cũng không quan tâm lắm”.

Góc nhìn thực tế của Tổng thống Macron

Điều đáng chú ý ở đây là mức độ ông Macron suy tư và để tâm nhiều vào khả năng và mức độ được mong đợi của một trật tự thế giới đa cực trong bối cảnh hiện nay. Tất nhiên tham vọng của nước Pháp (hoặc của một châu Âu thống nhất) tạo ra một diện mạo độc lập trên sân khấu thế giới không phải cái gì mới. Nhưng ông Macron lại liên tục nhấn mạnh về điều đó một cách rõ ràng, vào thời điểm Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine và ít nhiều nhận được sự ủng hộ từ phía Bắc Kinh trong nhiều vấn đề.

Ở đây giới phê bình của phương Tây thắc mắc, sao Tổng thống Pháp không tạm gác vấn đế thế giới đa cực vào thời điểm hiện nay? Phải chăng, theo ý họ, ông Macron cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh phương Tây đối mặt với chế độ chính trị ở Nga?

Ông Macron lựa chọn thời điểm hiện tại để nhấn mạnh đến trật tự đa cực, có lẽ là vì vào lúc này, việc tuyên bố như thế sẽ thu hút được sự chú ý ở các nước đồng minh của Pháp.

Thực tế, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đồng ý với lời kêu gọi của ông Macron rằng không nên máy móc sa đà vào cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc, với sự chia phe dứt khoát thành các bên không thể dung hòa với nhau. Theo quan điểm này, hệ thống quốc tế sẽ là một nơi an toàn hơn nếu quyền lực và ảnh hưởng được chia sẻ cho nhiều bên hơn.

Quan điểm trên có thể bị xem là quá giới hạn ở Mỹ, nơi các chính trị gia tin rằng chính trị quốc tế được định nghĩa bằng cuộc đấu tranh sinh tồn giữa một bên mà họ coi là dân chủ với một bên mà họ coi là toàn trị. Như hồi năm 2001, đường lối đối ngoại của Washington yêu cầu thế giới phải chọn giữa “chúng tôi” và “bọn họ”. Theo đường lối này, không có điểm giữa, không có không gian cho khả năng chung sống hòa bình giữa các đại cường quốc của thế giới.

Nhưng thực tế vừa qua chỉ ra, cách nhìn có tính chất đóng khung như thế về xung đột Nga - Ukraine và cuộc cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc là không phổ biến bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Điều này đặc biệt đúng ở các nước thuộc Thế giới thứ 3 trước đây, nơi các chính phủ do dự khi phải chỉ trích cuộc xung đột do Nga tiến hành, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ nổ ra chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian cận kề.

Tuy nhiên, các bình luận gần đây của ông Macron là bằng chứng cho thấy những người có trong tay các quân bài mạnh ở phương Tây cũng không còn thoải mái với tầm nhìn về một trật tự quốc tế chia rẽ thế giới thành các khối.

Hãy xem cách xử lý tinh tế của Tổng thống Macron. Một mặt ông ủng hộ Ukraine và phản đối việc Nga đưa quân vào Ukraine. Mặt khác, ông từ chối vạch ra mối liên hệ trực tiếp giữa cuộc xung đột của Nga ở châu Âu với môi trường an ninh ở Đông Á.

Thêm nữa, ông Macron đánh giá cao quan hệ đối tác với các nước phương Tây, nhưng ông không xem các mối quan hệ hữu nghị và liên minh này là phải dựa trên việc phỉ báng Nga và Trung Quốc. Ông muốn một thế giới an toàn cho nền dân chủ nhưng ông cũng tin rằng châu Âu phải có gì đó để đóng góp vào nỗ lực đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình cảnh lính Ukraine bên trong chảo lửa địa ngục trần gian Bakhmut
Tình cảnh lính Ukraine bên trong chảo lửa địa ngục trần gian Bakhmut

VOV.VN - Bị dồn vào một góc ngày càng nhỏ của thành phố Bakhmut, quân đội Ukraine hiện vẫn nỗ lực tử thủ vì các lý do chiến lược dù cho các đồng minh của họ đặt ra câu hỏi về cái giá mà binh sĩ Ukraine phải trả.

Tình cảnh lính Ukraine bên trong chảo lửa địa ngục trần gian Bakhmut

Tình cảnh lính Ukraine bên trong chảo lửa địa ngục trần gian Bakhmut

VOV.VN - Bị dồn vào một góc ngày càng nhỏ của thành phố Bakhmut, quân đội Ukraine hiện vẫn nỗ lực tử thủ vì các lý do chiến lược dù cho các đồng minh của họ đặt ra câu hỏi về cái giá mà binh sĩ Ukraine phải trả.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân
Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.

UAV Nga khắc chế pháo Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine ra sao?
UAV Nga khắc chế pháo Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine ra sao?

VOV.VN - Báo cáo từ phía Nga cho hay, hiện nay UAV Lancet đang là khắc tinh đối với các cỗ pháo của Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine. Nga hiện có xu hướng đẩy mạnh sử dụng UAV làm phương tiện chính để phản pháo và tiết kiệm đạn pháo.

UAV Nga khắc chế pháo Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine ra sao?

UAV Nga khắc chế pháo Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine ra sao?

VOV.VN - Báo cáo từ phía Nga cho hay, hiện nay UAV Lancet đang là khắc tinh đối với các cỗ pháo của Mỹ và NATO trên chiến trường Ukraine. Nga hiện có xu hướng đẩy mạnh sử dụng UAV làm phương tiện chính để phản pháo và tiết kiệm đạn pháo.

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga
Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

VOV.VN - Hiện đang có một bức màn sương thực thực hư hư khá dày phủ lên kế hoạch mật bị "rò rỉ" của Mỹ và NATO liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine phản công lại Nga trong thời gian tới.

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

VOV.VN - Hiện đang có một bức màn sương thực thực hư hư khá dày phủ lên kế hoạch mật bị "rò rỉ" của Mỹ và NATO liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine phản công lại Nga trong thời gian tới.

Những điểm đáng chú ý trong Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Nga
Những điểm đáng chú ý trong Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Nga

VOV.VN - Ngày 31/3, Tổng thống Nga Putin phê duyệt Khái niệm mới về chính sách đối ngoại. Tài liệu dài 42 trang, bao gồm 6 phần và 76 điểm, hoạch định các nguyên tắc cơ bản, mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ chính và các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong trung và dài hạn.

Những điểm đáng chú ý trong Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Nga

Những điểm đáng chú ý trong Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Nga

VOV.VN - Ngày 31/3, Tổng thống Nga Putin phê duyệt Khái niệm mới về chính sách đối ngoại. Tài liệu dài 42 trang, bao gồm 6 phần và 76 điểm, hoạch định các nguyên tắc cơ bản, mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ chính và các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong trung và dài hạn.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine
Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin
Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.