Các trường đại học của Australia thiệt hại 1 tỷ AUD vì hạn ngạch sinh viên quốc tế

VOV.VN - Hôm qua (27/8), chính phủ Australia đã công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế đến nước này học tập trong năm 2025 để hạn chế số lượng người nhập cư và hạn chế người nước ngoài đến làm việc trái phép.

Quyết định này đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các trường đại học của Australia khi cho rằng nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và làm nhiều người mất việc làm.

Bộ trưởng Giáo dục Australia Jason Clare cho biết, vào năm tới, nước này sẽ chỉ tiếp nhận 270.000 sinh viên quốc tế để ngăn chặn những người lợi dụng tư cách sinh viên đến Australia làm việc trái phép. Số lượng sinh viên quốc tế mà nước này tiếp đón vào năm tới tương đương với mức trước đại dịch song giảm 20% so với những năm gần đây. Với một số trường, ước tính, số lượng sinh viên quốc tế sẽ sụt giảm tới 25% và thậm chí là 27%.

Giáo dục quốc tế là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Australia khi đóng góp tới hơn 30 tỷ AUD mỗi năm. Việc sinh viên quốc tế ồ ạt quay trở lại nước này sau đại dịch đã giúp các trường phục hồi và giúp nền kinh tế Australia tăng trưởng. Vì vậy, khi số lượng sinh viên quốc tế bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường và làm nhiều người mất việc làm, đặc biệt là 8 trường đại học hàng đầu của nước này, nơi có tỷ lệ sinh viên quốc tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của trường.

Liên minh Giáo dục đại học quốc gia ước tính, việc áp đặt hạn ngạch sinh viên quốc tế sẽ làm giảm khoảng 22 nghìn sinh viên quốc tế đến Australia học so với giai đoạn hiện tại, khiến cho các trường tại nước này thiệt hại khoảng 1 tỷ AUD trong năm 2025.

Sinh viên Armaan Singh của trường Đại học Victoria cho biết, việc áp đặt hạn ngạch sinh viên quốc tế sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của các trường đại học tại Australia: “Hạn ngạch sinh viên quốc tế sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Australia với trong việc chào đón sinh viên quốc tế. Nó khiến cho các sinh viên đang tìm hiểu về việc đến Australia học có thể chuyển sang học tập tại các quốc gia khác”.

Vì việc áp đặt hạn ngạch sẽ làm giảm nguồn thu của các trường nên cũng tác động đến hoạt động học tập và nghiên cứu tại đây.

Hiệu trưởng trường Đại học Melbourne, Giáo sư Ducan Masktell cho biết, việc áp đặt hạn ngạch sinh viên quốc tế sẽ tác động tiêu cực đến ngành giáo dục trong nhiều năm tới và sinh viên và giáo viên sẽ là những đối tượng cảm nhận rõ ràng nhất điều này.

Chị Ngaire Bogemann, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên quốc gia cho biết, không chỉ sinh viên quốc tế mà ngay cả sinh viên Australia cũng sẽ cảm nhận được những tác động này: “Bây giờ số lượng sinh viên quốc tế sẽ bị cắt giảm kéo theo việc giảm các ngân quỹ và làm giảm nhân viên các khóa học cũng bị cắt giảm và điều này có nghĩa là chất lượng giáo dục đối với cả sinh viên trong nước lẫn sinh viên quốc tế đều bị giảm”.

Tuy vậy, một số trường đại học có quy mô nhỏ hơn tại Australia như trường Đại học Wollongong lại ủng hộ việc áp đặt hạn ngạch sinh viên quốc tế vì cho rằng công bằng hơn và bền vững hơn so với quy trình cấp thị thực hiện tại. Trường Đại học Charle Darwin và Đại học Tasmania ủng hộ quyết định này và hy vọng hạn ngạch sinh viên quốc tế của các trường này sẽ được nâng lên là 2.200 sinh viên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế
Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế

VOV.VN - Hôm nay (27/8), Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế trong tổng thể nỗ lực giảm số lượng người nhập cư để giảm bớt áp lực đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của nước này.

Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế

Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế

VOV.VN - Hôm nay (27/8), Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế trong tổng thể nỗ lực giảm số lượng người nhập cư để giảm bớt áp lực đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của nước này.

Quyền ngắt kết nối có hiệu lực tại Australia
Quyền ngắt kết nối có hiệu lực tại Australia

VOV.VN - Người lao động Australia từ hôm nay có thể không cần có kết nối với những người lãnh đạo của mình ngoài giờ làm việc nhờ vào "quyền ngắt kết nối" mới được đưa ra để hạn chế việc email và các cuộc gọi yêu cầu làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên, luật này vẫn đang tạo ra những tranh cãi giữa người lao động và sử dụng lao động.

Quyền ngắt kết nối có hiệu lực tại Australia

Quyền ngắt kết nối có hiệu lực tại Australia

VOV.VN - Người lao động Australia từ hôm nay có thể không cần có kết nối với những người lãnh đạo của mình ngoài giờ làm việc nhờ vào "quyền ngắt kết nối" mới được đưa ra để hạn chế việc email và các cuộc gọi yêu cầu làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên, luật này vẫn đang tạo ra những tranh cãi giữa người lao động và sử dụng lao động.

Australia lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ
Australia lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ

VOV.VN - Tháng 10 tới, Australia sẽ đảm nhận việc lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ để đảm bảo sự an toàn cho các tàu qua lại khu vực này trong bối cảnh lực lượng Houthi liên tục tấn công các tàu thuyền ở đây.

Australia lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ

Australia lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ

VOV.VN - Tháng 10 tới, Australia sẽ đảm nhận việc lãnh đạo lực lượng quốc tế bảo vệ tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ để đảm bảo sự an toàn cho các tàu qua lại khu vực này trong bối cảnh lực lượng Houthi liên tục tấn công các tàu thuyền ở đây.