Cấu trúc an ninh châu Á: Những bài học từ lịch sử an ninh châu Âu

VOV.VN - Lịch sử an ninh châu Âu có thể là những bài học quý giá để xây dựng cấu trúc an ninh châu Á.

Các cơ chế và thể chế hiện nay của châu Âu có thể là sự tham khảo hữu ích để châu Á hướng đến xây dựng một cấu trúc an ninh bền vững. Lịch sử xây dựng cộng đồng và quản lý an ninh châu Âu đã chứng kiến nhiều thay đổi.

Ở thời điểm trước khi diễn ra Chiến tranh Thế giới I, những bất đồng lịch sử kéo dài có thể làm gia tăng khả năng của những tính toán sai lầm và sự leo thang không lường trước trong bối cảnh không có các cơ chế cho sự hợp tác.

Biểu tình chống Trung Quốc ở Roppongi, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: The Diplomat)

Sau Chiến tranh Thế giới II, Cộng đồng châu Âu đã được thiết lập và cùng với đó là các giải pháp hòa giải mang tính lịch sử của châu Âu, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa Đức và Pháp.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các thể chế tổ chức đã được sử dụng để quản lý và hạn chế xung đột trong 4 thập kỷ kể từ cuộc đàm phán Đạo luật Helsinki năm 1975.

Bất chấp những căng thẳng gần đây ở Ukraine, các cơ chế quản lý xung đột của châu Âu đã góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa leo thang xung đột trong bối cảnh thiếu những thể chế cho quản lý an ninh.

Mặc dù tình hình an ninh châu Á ở thời điểm hiện tại chưa phải là “một cuộc chiến tranh lạnh mới”, nhưng vẫn có nhiều điểm tương đồng với những gì đã từng xảy ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh ở châu Âu. Do đó, cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, sự phát triển của các thể chế an ninh châu Âu được quy định bởi “tâm lý phổ biến về khủng hoảng”, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc đối đầu hạt nhân Mỹ - Liên Xô. Các thể chế của châu Âu như OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã tiếp tục phát triển trước bối cảnh của các cuộc khủng hoảng an ninh cụ thể.

Châu Á còn đang ở xa các cấp độ tương tự về đối đầu như của châu Âu trong quá khứ, tuy nhiên những tranh chấp lãnh thổ và hàng hải hiện tại rất có thể sẽ trở thành yếu tố quy định các mức độ khủng hoảng có khả năng dẫn đến mở rộng quá trình thể chế hóa các cơ chế an ninh châu Á.

Thứ hai, với châu Âu thời kỳ chiến tranh lạnh, sự thể chế hóa phòng vệ tập thể (NATO) diễn ra cùng với sự thể chế hóa các thể chế hợp tác an ninh (CSCE/OSCE). Tương tự, châu Á sẽ đòi hỏi cả các thể chế phòng vệ tâp thể cũng như hợp tác an ninh trong tương lai gần.

Thứ ba, châu Á và châu Đại Dương chứng kiến sự gia tăng 34% về nhập khẩu vũ khí trong hai giai đoạn 2004-2008 và 2009-2013. Riêng khu vực châu Á đã chiếm 47% nhập khẩu vũ khí toàn cầu giai đoạn 2009-2013.

Bất chấp việc có hay không hoạt động mua sắm quốc phòng của các quốc gia châu Á để chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang thì cũng đã đến lúc cần tiến hành các cuộc thảo luận chủ động hơn về các giải pháp kiểm soát và sử dụng vũ khí ở châu Á.

Thứ tư, mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama đã có những nỗ lực tăng cường Hội nghị Đông Á (EAS) như một thể chế có đủ năng lực áp dụng có hiệu quả các tiêu chí quốc tế đối với khu vực Đông Á, tuy nhiên chưa có một tổ chức được thể chế hóa nào của châu Á chứng tỏ có khả năng thực thi hiệu quả các tiêu chí quốc tế đối với các cuộc xung đột ở châu Á.

Nếu các quốc gia thành viên không sẵn sàng cam kết ngân sách và nhân lực cho quá trình thể chế hóa cơ chế hợp tác an ninh Đông Á, như trường hợp của OSCE, thì ít có khả năng một tổ chức khu vực quan trọng nhằm thúc đẩy có hiệu quả các lợi ích hợp tác an ninh sẽ được thiết lập.

Thứ năm, lòng tự tôn gia tăng trong người dân châu Á về vị thế và uy tín của quốc gia mình sẽ tiếp tục là một trở ngại lớn đối với sự ưu tiên cho các cơ chế hợp tác.

Cuối cùng, hy vọng lớn nhất trong ngắn hạn đối với việc tăng cường hợp tác thể chế hóa sẽ đến từ sự chủ động vận dụng các cuộc khủng hoảng khu vực như một chất xúc tác cho sự thể chế hóa các giải pháp hợp tác chung.

Lịch sử của châu Âu sẽ tất yếu lặp lại ở châu Á? Điều này sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo châu Á trong việc cân nhắc những bài học rút ra từ quá khứ của châu Âu và áp dụng phù hợp vào tình hình của châu Á./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ đề Biển Đông được đề cập trong cuộc gặp Nhóm các nước châu Á-TBD
Chủ đề Biển Đông được đề cập trong cuộc gặp Nhóm các nước châu Á-TBD

VOV.VN - Chủ đề Biển Đông đã trở thành nội dung chính tại cuộc gặp mặt thường kỳ giữa Đại sứ Nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Bỉ với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Didier Reydes. 

Chủ đề Biển Đông được đề cập trong cuộc gặp Nhóm các nước châu Á-TBD

Chủ đề Biển Đông được đề cập trong cuộc gặp Nhóm các nước châu Á-TBD

VOV.VN - Chủ đề Biển Đông đã trở thành nội dung chính tại cuộc gặp mặt thường kỳ giữa Đại sứ Nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Bỉ với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Didier Reydes. 

Thái Lan thảo luận với Ấn Độ về việc thúc đẩy châu Á phồn vinh
Thái Lan thảo luận với Ấn Độ về việc thúc đẩy châu Á phồn vinh

VOV.VN - Tư lệnh Quân đội Thái Lan đã tiến hành thảo luận với Tư lệnh Quân đội Ấn Độ về các hoạt động hợp tác quân sự giữa hai nước; khẳng định mối quan hệ gắn bó lâu đời và hữu nghị giữa hai bên.

Thái Lan thảo luận với Ấn Độ về việc thúc đẩy châu Á phồn vinh

Thái Lan thảo luận với Ấn Độ về việc thúc đẩy châu Á phồn vinh

VOV.VN - Tư lệnh Quân đội Thái Lan đã tiến hành thảo luận với Tư lệnh Quân đội Ấn Độ về các hoạt động hợp tác quân sự giữa hai nước; khẳng định mối quan hệ gắn bó lâu đời và hữu nghị giữa hai bên.

Châu Á - điểm nóng của chạy đua vũ khí hạt nhân trong tương lai?
Châu Á - điểm nóng của chạy đua vũ khí hạt nhân trong tương lai?

VOV.VN - Nếu Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu MIRV, thì điều này rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á.

Châu Á - điểm nóng của chạy đua vũ khí hạt nhân trong tương lai?

Châu Á - điểm nóng của chạy đua vũ khí hạt nhân trong tương lai?

VOV.VN - Nếu Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu MIRV, thì điều này rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á.

Châu Á có thể bị cuốn vào các xung đột quân sự bởi Trung Quốc
Châu Á có thể bị cuốn vào các xung đột quân sự bởi Trung Quốc

VOV.VN - Quan điểm của đa số người dân châu Á cho rằng, căng thẳng trên biển với từ hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới xung đột quân sự tại châu Á.

Châu Á có thể bị cuốn vào các xung đột quân sự bởi Trung Quốc

Châu Á có thể bị cuốn vào các xung đột quân sự bởi Trung Quốc

VOV.VN - Quan điểm của đa số người dân châu Á cho rằng, căng thẳng trên biển với từ hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới xung đột quân sự tại châu Á.

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á
Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

VOV.VN - Phía Mỹ một lần nữa khẳng định điều này trong cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

VOV.VN - Phía Mỹ một lần nữa khẳng định điều này trong cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Trung Quốc âm mưu “cản đường quay lại” châu Á của Mỹ
Trung Quốc âm mưu “cản đường quay lại” châu Á của Mỹ

VOV.VN - Theo giới phân tích, dù Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở châu Á nhưng ngày càng có nhiều nước tỏ ra dè chừng hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc âm mưu “cản đường quay lại” châu Á của Mỹ

Trung Quốc âm mưu “cản đường quay lại” châu Á của Mỹ

VOV.VN - Theo giới phân tích, dù Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở châu Á nhưng ngày càng có nhiều nước tỏ ra dè chừng hơn với Bắc Kinh.