Châu Âu căng thẳng trong “ngày thứ Sáu giận dữ”

(VOV) - Bản thân người dân Pháp cũng không đồng tình với tờ báo Pháp đã đăng tải các bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamed.

Ngày thứ Sáu (21/9) là ngày cầu nguyện quan trọng tại các nước Hồi giáo, cũng là ngày nước Pháp thi hành quyết định đóng cửa các đại sứ quán và trường học tại khoảng 20 quốc gia theo đạo Hồi. Châu Âu nói chung, nước Pháp nói riêng đang lo lắng có thể có thêm những cuộc biểu tình mới phản đối bộ phim phỉ báng đạo Hồi ở Mỹ cũng như tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamed trên báo Pháp.

Từ sáng sớm ngày hôm nay nhiều tờ báo lớn của Pháp đã mở mục tin trực tiếp về căng thẳng đạo Hồi cập nhật những diễn biến mới nhất. Điều này càng cho thấy sự chuẩn bị của truyền thông Pháp đón nhận thêm những thông tin mới trong ngày thứ Sáu «giận dữ».

 

Chuyên gia Odon Vallet

Trả lời phóng viên VOV thường trú tại Pháp, ông Odon Vallet, chuyên gia về Luật công cộng và tôn giáo tại trường đại học Paris 1 Pantheon - Sorbonne nhận định: «Bộ phim và bức tranh biếm họa được đưa ra hoàn toàn không đúng thời điểm, bởi lúc này đang có nhiều căng thẳng trong chính các nước Hồi giáo, rồi khủng hoảng kinh tế - xã hội đang góp phần đẩy xung đột, thậm chí lòng căm thù giữa phương Tây với đạo Hồi lên cao, đặc biệt giữa cộng đồng Hồi giáo với người Pháp. Không thể lường trước những sự việc tồi tệ nào có thể diễn ra và do đó Chính phủ Pháp đã phải quyết định có những biện pháp  thận trọng, nhất là khi có số lượng đông đảo người Pháp sống và làm việc tại các nước Hồi giáo».

Tối 20/9, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã có tuyên bố cảnh báo người Pháp ở những nước theo đạo Hồi thận trọng và khuyên họ nên ở nhà trong ngày hôm nay (21/9). Ông Le Drian cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề an toàn của binh lính Pháp tại Afghanistan và Lebanon. Trong một diễn biến khác, Hội đồng đạo Hồi tại Pháp tuyên bố đang nghiên cứu khả năng kiện tờ Charlie Hebdo vì đã đăng tải tranh biếm họa đức tiên tri Mohamed.

Căng thẳng với cộng đồng Hồi giáo đang làm bùng nổ nhiều tranh cãi trong nội bộ nước Pháp: đó là làm sao phân biệt ranh giới giữa «tự do ngôn luận, tự do báo chí» với sự «lạm dụng» truyền thông để khuấy động xã hội; giới hạn giữa tôn giáo và trường phái tranh biếm họa. Hay câu hỏi có hợp pháp hay không khi chính phủ Pháp ra lệnh cấm biểu tình phản đối phim cũng như tranh biếm họa về đạo Hồi; và liệu lệnh cấm có được tôn trọng hay không? Được biết, sở cảnh sát Paris đã từ chối 2 đơn xin tổ chức biểu tình vào ngày mai về chủ đề này.

 

Cảnh sát Pháp tăng cường lực lượng bảo vệ bên ngoài tòa báo Charlie Hebdo (Ảnh: Reuters)

Nhiều người dân Pháp dù không tuyên bố báo chí không nên đăng tải lại lần nữa các bức tranh biếm họa nhà tiên tri nhưng cũng cho rằng tờ Charlie Hebdo đã lựa chọn không đúng thời điểm và do đó, gây ra làn sóng giận dữ không đáng có và rất nguy hiểm trong cộng đồng Hồi giáo.

Một người dân Pháp nói: «Đây không phải lúc thích hợp để khơi lại câu chuyện này. Sau vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ, mọi người chờ đợi một sự lắng dịu. Nhưng rồi như mọi người đều biết, tờ báo lại đăng tranh biếm họa và làm bùng nổ trở lại câu chuyện. Tôi bực mình về hành động này và cho rằng đó là cách để làm “đánh bóng tên tuổi” của tờ báo mà thôi».

Trong khi đó, nhiều chuyên gia về tôn giáo cho rằng câu chuyện phim và tranh biếm họa như giọt nước làm tràn ly, làm bùng nổ nhiều vấn đề xã hội. Chuyên gia về đạo Hồi John Bowen, Giáo sư tại trường Đại học Washington tại Saint Louis, phân tích: «Câu chuyện xung đột với đạo Hồi luôn âm ỉ và sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào tại Pháp, căng thẳng càng gia tăng khi cộng đồng đạo Hồi nhập cư gia tăng và có một cuộc sống không thoải mái tại Pháp. Nhiều người theo đạo Hồi sống tại các khu ổ chuột ở ngoại ô, không có việc làm, bị lên án là làm gia tăng tình trạng mất trật tự, an toàn trong xã hội. Tôi cho rằng thái độ giận dữ là về khía cạnh xã hội nhiều hơn là đơn thuần tôn giáo. Còn bộ phim hay tranh biếm họa về đề tài Hồi giáo là những cái cớ để thể hiện cơn giận dữ đó. Do đó, cần hiểu và giải quyết tận gốc vấn đề này về khía cạnh xã hội».

Xem ra những tranh cãi về xung đột tôn giáo sẽ còn kéo dài, nhất là khi có những lo ngại rằng các nhóm biểu tình có thể sẽ không tôn trọng lệnh cấm và tiếp tục xuống đường thể hiện thái độ phản đối của họ trong những ngày tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất xây dựng luật cấm xúc phạm thần thánh
Đề xuất xây dựng luật cấm xúc phạm thần thánh

(VOV) - Tổng Thư ký OIC cho biết, tổ chức này đã tìm cách thông qua một đạo luật như vậy trong hơn 10 năm qua.

Đề xuất xây dựng luật cấm xúc phạm thần thánh

Đề xuất xây dựng luật cấm xúc phạm thần thánh

(VOV) - Tổng Thư ký OIC cho biết, tổ chức này đã tìm cách thông qua một đạo luật như vậy trong hơn 10 năm qua.

Pakistan ngăn chặn bạo động trong ngày thứ 6
Pakistan ngăn chặn bạo động trong ngày thứ 6

(VOV) - Việc làm này nhằm ngăn chặn các hành động quá khích trong ngày biểu tình chống bộ phim báng bổ đạo Hồi.

Pakistan ngăn chặn bạo động trong ngày thứ 6

Pakistan ngăn chặn bạo động trong ngày thứ 6

(VOV) - Việc làm này nhằm ngăn chặn các hành động quá khích trong ngày biểu tình chống bộ phim báng bổ đạo Hồi.

Mỹ cố xoa dịu sự giận dữ của người Hồi giáo
Mỹ cố xoa dịu sự giận dữ của người Hồi giáo

(VOV) - Nhiều tổ chức cũng lên tiếng kêu gọi các tín đồ Hồi giáo nên có thái độ “hòa bình và khoan dung”.

Mỹ cố xoa dịu sự giận dữ của người Hồi giáo

Mỹ cố xoa dịu sự giận dữ của người Hồi giáo

(VOV) - Nhiều tổ chức cũng lên tiếng kêu gọi các tín đồ Hồi giáo nên có thái độ “hòa bình và khoan dung”.