Chia rẽ và bất đồng trong Hội nghị tổng kết năm của EU

VOV.VN - Cuộc họp của EU năm nay chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên trong khối để giải quyết những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt.

Năm 2015 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và thách thức của Liên minh châu Âu với việc chứng kiến một lượng người tị nạn kỉ lục, cuộc khủng hoảng Hy Lạp, xung đột Ukraine, các vụ tấn công khủng bố ở Paris ...

Năm nay cũng chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên trong khối để giải quyết những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt, thậm chí những bất đồng này vẫn chưa được thu hẹp trong hai ngày họp tổng kết cuối cùng của năm ở Brussels (Bỉ). 

Một cuộc họp của Liên minh châu Âu EU. (ảnh: KT).

Một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên tại hội nghị lần này có thể phải kể đến yêu cầu của Thủ tướng Anh David Cameroon. Thủ tướng Anh nhận được sự ủng hộ rộng rãi đối với mục tiêu muốn có sự bảo vệ lớn hơn cho các nước thành viên không thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tuy nhiên, hầu hết các nước, ngoại trừ Ailen và Đan Mạch phản đối yêu cầu của ông về giới hạn 4 năm trước khi những người di cư Liên minh châu Âu làm việc tại Anh có thể nhận được các ưu đãi như nhà ở xã hội, phí chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Một số quan chức châu Âu cho rằng, lời kêu gọi của Anh giới hạn lợi ích cho các công dân EU tại Anh, đe dọa những nguyên tắc chủ chốt của khối. Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo các nguyên tắc của châu Âu về tự do đi lại cần phải được tôn trọng.

Ông Hollande nói: “Hai câu hỏi khó khăn nhất như tôi đã cảnh báo đó là vấn đề Eurozone và những lợi ích xã hội cho công dân châu Âu. Có thể có sự điều chỉnh nhưng các nguyên tắc của châu Âu và các thỏa thuận cần phải được tôn trọng. Dựa trên các tôn chỉ này để chúng ta theo đuổi các cuộc thảo luận”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh một số đề xuất của Anh là không chấp nhận được, trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bày tỏ mong muốn một thỏa thuận công bằng với Anh, nhưng cũng cần một thỏa thuận công bằng cho cả 27 nước thành viên khác.  

Thủ tướng Đức Merkel cho biết, muốn tránh việc “Brexit” nhưng sẽ không giới hạn những nguyên tắc nền tảng của Liên minh châu Âu. Các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc, Slovakia cho biết sẽ không ủng hộ bất cứ giải pháp nào có tính phân biệt đối xử hoặc giới hạn hoạt động đi lại.

Hội nghị thượng đỉnh tổng kết  năm của Liên minh châu Âu cũng  bị phủ bóng bởi những chia rẽ về vấn đề di cư và mối đe dọa với khu vực Schengen. 

Những bất đồng lớn hơn nổi lên sau khi Thủ tướng Merkel mở cửa biên giới Đức cho người tị nạn, gây tình trạng mắc kẹt tại các nước trung chuyển, buộc một số nước cảnh báo khả năng dừng các qui tắc Schengen và tái khởi động các chốt kiểm tra biên giới.

Thủ tướng Merkel cũng đánh giá cao các cuộc thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ, tái định cư cho hàng nghìn người tị nạn Syria trực tiếp từ các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tuy nhiên, một báo cáo gần đây cho biết, thỏa thuận 3 tỉ euro đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 vừa qua nhằm giữ người tị nạn trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ít tác động đến số người di cư tìm đến Hy Lạp. Các nước châu Âu cũng đang bị chia rẽ về kế hoạch tái định cư cho 160.000 người tị nạn.

Tuy nhiên, trong ngày họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí ấn định hạn chót là ngày 30/6/2016 phải thông qua việc thành lập một cơ quan bảo vệ biên giới trên biển và trên bộ chung của khối nhằm đối phó với dòng người di cư từ ngoài liên minh. EU đồng thời hối thúc các nước thành viên nhanh chóng giải ngân khoản tiền hỗ trợ đã cam kết giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với dòng người tị nạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức ủng hộ kế hoạch đẩy mạnh bảo vệ biên giới EU
Đức ủng hộ kế hoạch đẩy mạnh bảo vệ biên giới EU

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16/12 bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch bảo vệ tốt hơn đường bên giới bên ngoài khối này. 

Đức ủng hộ kế hoạch đẩy mạnh bảo vệ biên giới EU

Đức ủng hộ kế hoạch đẩy mạnh bảo vệ biên giới EU

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16/12 bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch bảo vệ tốt hơn đường bên giới bên ngoài khối này. 

Thỏa thuận EU- Thổ Nhĩ Kỳ: Không lạc quan như kỳ vọng
Thỏa thuận EU- Thổ Nhĩ Kỳ: Không lạc quan như kỳ vọng

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ- EU tại Brussels (Bỉ) không có khả năng hạn chế dòng người di cư tới châu Âu.

Thỏa thuận EU- Thổ Nhĩ Kỳ: Không lạc quan như kỳ vọng

Thỏa thuận EU- Thổ Nhĩ Kỳ: Không lạc quan như kỳ vọng

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ- EU tại Brussels (Bỉ) không có khả năng hạn chế dòng người di cư tới châu Âu.

Moody’s cảnh báo lợi bất cập hại khi Anh rời khỏi EU
Moody’s cảnh báo lợi bất cập hại khi Anh rời khỏi EU

VOV.VN - Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, Anh khó có thể đạt thỏa thuận về cải cách EU vào cuộc họp EC 2 tuần nữa.

Moody’s cảnh báo lợi bất cập hại khi Anh rời khỏi EU

Moody’s cảnh báo lợi bất cập hại khi Anh rời khỏi EU

VOV.VN - Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, Anh khó có thể đạt thỏa thuận về cải cách EU vào cuộc họp EC 2 tuần nữa.

Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ trước kiến nghị của Anh
Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ trước kiến nghị của Anh

VOV.VN - Kiến nghị của Anh yêu cầu cải cách Liên minh châu Âu (EU) là một trong những chủ đề chính được thảo luận sôi nổi ngày 17/12 tại Brussels, Bỉ.

Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ trước kiến nghị của Anh

Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ trước kiến nghị của Anh

VOV.VN - Kiến nghị của Anh yêu cầu cải cách Liên minh châu Âu (EU) là một trong những chủ đề chính được thảo luận sôi nổi ngày 17/12 tại Brussels, Bỉ.

EU trước bài toán “chống khủng bố” và “bảo vệ quyền tự do cá nhân”
EU trước bài toán “chống khủng bố” và “bảo vệ quyền tự do cá nhân”

VOV.VN - Ngày 5/12, EU đã nhất trí khởi động hệ thống Dữ liệu hành khách đi máy bay (PNR), một công cụ giúp cơ quan an ninh theo dõi sự di chuyển. 

EU trước bài toán “chống khủng bố” và “bảo vệ quyền tự do cá nhân”

EU trước bài toán “chống khủng bố” và “bảo vệ quyền tự do cá nhân”

VOV.VN - Ngày 5/12, EU đã nhất trí khởi động hệ thống Dữ liệu hành khách đi máy bay (PNR), một công cụ giúp cơ quan an ninh theo dõi sự di chuyển.