Chính phủ Pháp lần đầu đối diện việc bỏ phiếu bất tín nhiệm

VOV.VN - Yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm do các đảng đối lập đưa ra sau các bê bối liên quan đến vụ vệ sĩ của Tổng thống Pháp tấn công người biểu tình.

Theo dự kiến, trong chiều 31/7 (theo giờ địa phương), Quốc hội Pháp chính thức thảo luận 2 yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ Pháp của Thủ tướng Edouard Philippe. Hai yêu cầu này tách riêng và do hai nhóm khác nhau trong Quốc hội Pháp đưa ra, một của đảng cánh hữu “Những người Cộng hoà” (LR) và một thuộc về nhóm các đảng cánh tả, gồm đảng Nước Pháp bất khuất (FI), đảng Cộng sản Pháp (PCF) và đảng Xã hội (PS).

Quốc hội Pháp ngày 31/7 chính thức thảo luận 2 yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của Thủ tướng Edouard Philippe. Ảnh minh họa: Times of Israel

Cả hai yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm này đều xuất phát từ vụ bê bối vệ sĩ của Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tấn công người biểu tình trong ngày Quốc tế lao động 1/5 tại thủ đô Paris.

Các đảng đối lập chỉ trích rằng, vụ việc này là một minh chứng cho thấy có những “lỗ hổng nghiêm trọng” trong hoạt động của chính quyền Pháp ở cấp độ cao nhất và là biểu hiện của xu hướng chuyên quyền của Tổng thống Pháp Macron.

Đây sẽ là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên mà chính phủ Pháp của Thủ tướng Edouard Philippe phải đối mặt kể từ khi ông Emmanuel Macron lên làm Tổng thống Pháp cách đây hơn 1 năm và giao cho ông Edouard Philippe việc thành lập chính phủ.

Theo quy định trong Hiến pháp nước Pháp, nếu đa số đại biểu quốc hội Pháp bất tín nhiệm với chính phủ Pháp, Thủ tướng Edouard Philippe sẽ phải đệ đơn từ chức lên Tổng thống Pháp Macron và chính phủ hiện nay tại Pháp sẽ phải giải tán để thành lập một chính phủ mới. Để đạt được điều này, các đảng đối lập cần phải giành được ít nhất 298 phiếu ủng hộ.

Tuy nhiên, đây là điều chắc chắn sẽ không diễn ra vào thời điểm này do đảng “Nền Cộng hoà tiến bước” (LREM) của Tổng thống Macron cùng đảng liên minh “Phong trào Dân chủ” (MoDem) đang chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp, trong khi tổng số phiếu của các đảng đối lập, cả cánh hữu và cánh tả, chỉ là 166 phiếu.

Đa số giới quan sát chính trị cũng như dân chúng Pháp nhận định, các căng thẳng chính trị thời gian qua liên quan đến vụ bê bối vệ sĩ của ông Macron tấn công người biểu tình đã bị thổi phồng quá mức. Trên thực tế, uy tín của ông Macron cũng không hề bị ảnh hưởng vì vụ việc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một năm nắm quyền “nhiều sóng gió” của Tổng thống Pháp Macron
Một năm nắm quyền “nhiều sóng gió” của Tổng thống Pháp Macron

VOV.VN - Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức, ông Macron luôn thể hiện hình ảnh một vị Tổng thống trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết.

Một năm nắm quyền “nhiều sóng gió” của Tổng thống Pháp Macron

Một năm nắm quyền “nhiều sóng gió” của Tổng thống Pháp Macron

VOV.VN - Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức, ông Macron luôn thể hiện hình ảnh một vị Tổng thống trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết.

Tổng thống Pháp  kêu gọi các Nghị sĩ ủng hộ cải cách triệt để đất nước
Tổng thống Pháp kêu gọi các Nghị sĩ ủng hộ cải cách triệt để đất nước

VOV.VN - Tổng thống Emmanuel Macron một lần nữa có bài phát biểu tái khẳng định các cam kết và các chủ trương của chính phủ đối với nước Pháp.

Tổng thống Pháp  kêu gọi các Nghị sĩ ủng hộ cải cách triệt để đất nước

Tổng thống Pháp kêu gọi các Nghị sĩ ủng hộ cải cách triệt để đất nước

VOV.VN - Tổng thống Emmanuel Macron một lần nữa có bài phát biểu tái khẳng định các cam kết và các chủ trương của chính phủ đối với nước Pháp.

Tổng thống Pháp đối mặt bê bối lớn vì vệ sĩ đánh người biểu tình
Tổng thống Pháp đối mặt bê bối lớn vì vệ sĩ đánh người biểu tình

VOV.VN - Một nhân viên an ninh trong đội bảo vệ Tổng thống Pháp Macron bị tạm giam để điều tra do tấn công người biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động (1/5).

Tổng thống Pháp đối mặt bê bối lớn vì vệ sĩ đánh người biểu tình

Tổng thống Pháp đối mặt bê bối lớn vì vệ sĩ đánh người biểu tình

VOV.VN - Một nhân viên an ninh trong đội bảo vệ Tổng thống Pháp Macron bị tạm giam để điều tra do tấn công người biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động (1/5).

Chính phủ Pháp đề xuất cải cách sâu rộng các thể chế
Chính phủ Pháp đề xuất cải cách sâu rộng các thể chế

VOV.VN - Dự kiến, các dự luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận trước kỳ nghỉ Hè năm nay và hoàn thiện vào năm 2019.

Chính phủ Pháp đề xuất cải cách sâu rộng các thể chế

Chính phủ Pháp đề xuất cải cách sâu rộng các thể chế

VOV.VN - Dự kiến, các dự luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận trước kỳ nghỉ Hè năm nay và hoàn thiện vào năm 2019.

Tổng thống Pháp nỗ lực trong vấn đề hạt nhân Iran
Tổng thống Pháp nỗ lực trong vấn đề hạt nhân Iran

VOV.VN -Ngày 24/5, trong chuyến thăm chính thức tới Nga, Tổng thống Pháp tiếp tục các nỗ lực đối với vấn đề hạt nhân Iran.

Tổng thống Pháp nỗ lực trong vấn đề hạt nhân Iran

Tổng thống Pháp nỗ lực trong vấn đề hạt nhân Iran

VOV.VN -Ngày 24/5, trong chuyến thăm chính thức tới Nga, Tổng thống Pháp tiếp tục các nỗ lực đối với vấn đề hạt nhân Iran.