Chương trình COVAX của LHQ là ứng cử viên giải Nobel Hòa bình

VOV.VN - Ủy ban Nobel Na Uy cho biết, COVAX, chương trình nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 công bằng trên toàn cầu được đề cử cho giải Nobel hòa bình năm nay. COVAX được nhận định là một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Được triển khai vào tháng Tư năm ngoái, COVAX là cơ chế do Tổ chức y tế thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) sáng lập nhằm phân phối Vaccine cho các nước nghèo. Tuy nhiên, cơ chế này đang chật vật trong việc thực hiện các cam kết ban đầu do nguồn cung từ Ấn Độ bị gián đoạn, trong bối cảnh nước này ngừng xuất khẩu vắc xin để ứng phó với dịch bệnh trong nước, khiến nhiều nước phải ngừng chương trình tiêm chủng ngay trong những giai đoạn đầu.

Tính đến nay, COVAX đã cung cấp 260 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 141 nước, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra hồi đầu năm. Không chỉ vậy, trong khi hơn 70% dân số ở các nước phát triển đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chưa tới 1%. Chính vì vậy, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Ghebreyesus kêu gọi các nước giàu có hơn đóng góp nhiều hơn cho chương trình COVAX: “Thước đo thành công cuối cùng không phải là chúng ta có thể phát triển các công cụ nhanh như thế nào. Đó là cách chúng ta có thể phân phối chúng một cách đồng đều. Không ai trong chúng ta có thể chấp nhận một thế giới mà một số người được bảo vệ trong khi những người khác vẫn tiếp xúc với virus. Đây là cơ hội không chỉ để đánh bại kẻ thù chung mà còn để xây dựng một tương lai chung."

COVAX dự kiến có thể cung cấp 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 vào đầu năm 2022, trong đó có 1,8 tỷ liều vaccine dành cho 92 nước nghèo nhất thế giới.

Theo kế hoạch, Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2021 vào ngày 8/10 tới. Nobel Hòa bình là hạng mục giải thưởng thứ 5, đồng thời là hạng mục cuối cùng mà nhà khoa học Alfred Nobel đề cập trong di chúc của mình. Khác với các giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học và Văn học được trao tại Thụy Điển, giải Nobel Hòa bình do Ủy ban Nobel Na Uy công bố và trao tặng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tác giả công nghệ vaccine mRNA liệu có nhận được giải Nobel 2021?
Các tác giả công nghệ vaccine mRNA liệu có nhận được giải Nobel 2021?

VOV.VN - Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman phát triển công nghệ quan trọng sử dụng trong vaccine Covid-19 mRNA có phải là những ứng viên sáng giá cho giải thưởng Nobel năm 2021?

Các tác giả công nghệ vaccine mRNA liệu có nhận được giải Nobel 2021?

Các tác giả công nghệ vaccine mRNA liệu có nhận được giải Nobel 2021?

VOV.VN - Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman phát triển công nghệ quan trọng sử dụng trong vaccine Covid-19 mRNA có phải là những ứng viên sáng giá cho giải thưởng Nobel năm 2021?

Trao giải thưởng Nobel hóa học 2020 theo hình thức trực tuyến
Trao giải thưởng Nobel hóa học 2020 theo hình thức trực tuyến

VOV.VN - Thay vì tới Thụy Điển để nhận giải thưởng, những người đoạt giải Nobel năm nay sẽ nhận giải thưởng tại quê nhà.

Trao giải thưởng Nobel hóa học 2020 theo hình thức trực tuyến

Trao giải thưởng Nobel hóa học 2020 theo hình thức trực tuyến

VOV.VN - Thay vì tới Thụy Điển để nhận giải thưởng, những người đoạt giải Nobel năm nay sẽ nhận giải thưởng tại quê nhà.

Giải Nobel Hòa bình 2020: Bất ngờ đến phút chót
Giải Nobel Hòa bình 2020: Bất ngờ đến phút chót

VOV.VN - Chiều 9/10 ( theo giờ Việt Nam), Giải Nobel Hòa bình năm 2020 đã được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới.

Giải Nobel Hòa bình 2020: Bất ngờ đến phút chót

Giải Nobel Hòa bình 2020: Bất ngờ đến phút chót

VOV.VN - Chiều 9/10 ( theo giờ Việt Nam), Giải Nobel Hòa bình năm 2020 đã được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới.