Cô bé 16 tuổi Pakistan giành giải nhân quyền châu Âu

VOV.VN - Giải thưởng Sakharov là giải thưởng hàng năm của Nghị viện châu Âu về tự do ngôn luận.

Ngày 10/10, Nghị viện châu Âu công bố, Malala Yousafzai đã vinh dự nhận giải thưởng nhân quyền Sakharov của Liên minh châu Âu.

Trong tuyên bố, Chủ tịch của Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz nói: “Malala đã dũng cảm đấu tranh cho quyền được giáo dục của trẻ em. Đặc biệt là đối với các bé gái”.

Malala Yousafzai nhận giải thưởng về nhân quyền (Ảnh: Press TV)

Ông Schulz cũng cho biết, Malala đã được bình chọn từ danh sách gồm 3 ứng cử viên. Điều này cho thấy “sức mạnh đáng kinh ngạc của cô bé trẻ tuổi này”.

Hàng năm, Nghị viện châu Âu đều trao giải thưởng nhân quyền có tên Sakharov, một giải thưởng về tự do ngôn luận.

Trước đó, ngày 12/7, Malala đã tổ chức sinh nhật 16 tuổi của mình với bài phát biểu đầy nhiệt huyết tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York. Trong bài phát biểu, cô bé nhấn mạnh, nền giáo dục trên toàn thế giới đều có thể thay đổi.

Cô nói trước Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và khoảng 1.000 nhà lãnh đạo trẻ tuổi đến từ 100 quốc gia tham dự Hội nghị Thanh niên quốc tế  rằng: “Hãy để chúng tôi đến trường với sách và bút. Đó là vũ khí lợi hại nhất đối với trẻ em. Một trẻ em, một giáo viên, một quyển sách cùng với 1 cây bút có thể thay đổi cả thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất”.

Ngày 9/10/2012, Malala đã bị nhóm phiến quân có tên Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP) bắn vì đã lên tiếng chống lại những kẻ cuồng tín và vận động đòi quyền đến trường cho trẻ em, đặc biệt là các bé gái ở quê nhà của mình. Sau khi may mắn thoát chết, cô bé vẫn tiếp tục dũng cảm lên tiếng đấu tranh.

Bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc là bài phát biểu công khai đầu tiên của cô bé sau vụ tai nạn. Cô bé được ghi nhận vì đóng góp liên quan tới vấn đề giáo dục cho phái nữ có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Malala nói: “Họ cũng bắn bạn bè tôi. Họ nghĩ rằng những viên đạn sẽ khiến chúng tôi im lặng. Nhưng họ đã thất bại, thay vì im lặng, hàng nghìn tiếng nói đấu tranh đã cất lên”.

Malala tiếp tục cho rằng, giáo dục là cách duy nhất cải thiện cuộc sống.

Cô bé 16 tuổi người Pakistan này cũng được xem là một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel hòa bình năm 2013.

Hồi tháng 12/2012, Pakistan và tổ chức UNESCO đã công bố kế hoạch mang tên Malala, nhằm mục đích cho phép tất cả các bé gái được tới trường vào cuối năm 2015./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ lĩnh Taliban biện minh vụ nã súng vào đầu bé gái Malala
Thủ lĩnh Taliban biện minh vụ nã súng vào đầu bé gái Malala

(VOV) - Thủ lĩnh Taliban cho rằng Malala bị bắn là do em tham gia chiến dịch tuyên truyền chống lực lượng này.

Thủ lĩnh Taliban biện minh vụ nã súng vào đầu bé gái Malala

Thủ lĩnh Taliban biện minh vụ nã súng vào đầu bé gái Malala

(VOV) - Thủ lĩnh Taliban cho rằng Malala bị bắn là do em tham gia chiến dịch tuyên truyền chống lực lượng này.

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton
Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

VOV.VN-Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn “Nhân vật của năm”.

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

VOV.VN-Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn “Nhân vật của năm”.

Bé gái Pakistan đòi quyền đi học nhận giải thưởng nhân quyền
Bé gái Pakistan đòi quyền đi học nhận giải thưởng nhân quyền

VOV.VN - Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time bầu chọn “Nhân vật của năm”.

Bé gái Pakistan đòi quyền đi học nhận giải thưởng nhân quyền

Bé gái Pakistan đòi quyền đi học nhận giải thưởng nhân quyền

VOV.VN - Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time bầu chọn “Nhân vật của năm”.