Crimea có thể sẽ là tác nhân chia rẽ hai cực thế giới?

VOV.VN - Sự thay đổi tương lai của một Crimea nhỏ bé có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện thế giới.

Cuộc trưng cầu ý dân tại bán đảo tự trị Crimea đã mang lại một kết quả mà hầu hết người dân Crimea mong muốn – Đó là được “trở về” với nước Nga. Con đường tương lai của Crimea đang dẫn đến Moscow, và chắc chắn nước Nga sẽ ra quy chế để bán đảo tự trị này gia nhập Liên bang trong những ngày tới. Song, điều mà dư luận quan tâm và lo ngại: đó là sự thay đổi tương lai của một Crimea nhỏ bé có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện thế giới rộng lớn mà rất có thể sẽ dẫn tới một thế giới hai cực giữa Nga và Phương Tây. 

Kết quả cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân tại Crimea hôm 16/3, vốn được cho là đã biết trước. (Ảnh: Reuters)

Kết quả cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân tại Crimea hôm 16/3, vốn được cho là đã biết trước đang trở thành một trong những quyết định gây nhiều tranh cãi nhất trong những ngày qua và thậm chí là cả sau này. Một bán đảo tự trị nhỏ bé thuộc lãnh thổ của Ukraine đã tự quyết định tương lai của họ. Nó không chỉ cho thấy một mâu thuẫn lớn bên trong nội tại Ukraine, mà còn đồng thời vô tình tạo ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa các lực lượng ở bên ngoài nó.

Nhìn một cách khách quan, để dẫn tới một kết quả trưng cầu ý dân tại Crimea và cục diện chính trị tại Ukraine ngày hôm nay không thể phủ nhận trách nhiệm của sự can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Nếu ngay từ đầu Châu Âu không thực hiện chính sách buộc Ukraine chọn 1 trong 2 phương án giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga thông qua một thỏa thuận liên minh thì chắc hẳn Liên minh Châu Âu không phải cay đắng nhận kết quả ngày hôm nay.

Thậm chí, cựu Thủ tướng Đức Schröder cũng đã thẳng thắn phê phán đây là một “quyết định sai lầm ngay từ đầu” của EU. Thêm vào đó, một cuộc lật đổ bằng biểu tình vũ trang đối với ông Yanukovych không phải là mong muốn tối ưu của người dân Ukraine, nhất là đối với những người Ukraine thân Nga.

Cho đến lúc này, dù muốn hay không muốn, Chính phủ của Tổng thống lâm thời Yatsenyuk, Mỹ và phương Tây đang phải đứng ngoài cuộc nhìn người dân Crimea lựa chọn Nga thay vì ở lại Ukraine. Tất nhiên, thời gian tới, sẽ có nhiều động thái ngoại giao để giải quyết vấn đề của Crimea. Ngay khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea được công bố, Mỹ và EU đang có những nỗ lực để cô lập nước Nga, ngăn cản sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga.

Sau thất bại về việc đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine, Mỹ và EU đang lên một kế hoạch trừng phạt nước Nga, mà trước hết có thể là loại trừ tư cách thành viên của Nga ra khỏi Nhóm các nước công nghiệp phát triển G8, cắt đứt các hợp tác về quân sự, kinh tế với nước Nga.

Song theo các nhà phân tích, những biện pháp này không thể làm khó người Nga, nhất là khi Nga đã và đang trở lại là một cường quốc về quân sự và kinh tế. Thậm chí, trong sự hợp tác quốc tế đan xen và lợi ích đa chiều như hiện nay thì có thể các biện pháp trừng phạt đó sẽ “lợi bất cập hại” ngay cả đối với bên áp dụng.

Nhìn từ cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea, xét về bình diện chính trị, Mỹ và Châu Âu có thể sẽ phải xem xét lại chính sách “tiêu chuẩn kép” của mình khi so sánh Crimea tách ra khỏi Ukraine với việc Kosovo tách ra khỏi Serbia.

Tự mâu thuẫn và tiêu chuẩn kép như vậy rõ ràng xuất phát từ sự tính toán của mục đích chính trị tự thân, đương nhiên khó có thể đem lại lòng tin cho Nga và thế giới. Cuộc khủng hoảng và sự thiếu kiên nhẫn chính trị của các bên, đặc biệt là phe thân phương Tây tại Ukraine trong cách giải quyết vấn đề nội tại của nước này trong những tháng qua đã dẫn đến hệ lụy Crimea ngày hôm nay.

Vấn đề của Crimea đang tác động mạnh đến cục diện thế giới, đưa tiền đồ quốc gia của Ukraine, đưa quan hệ Nga-phương Tây đến một "ngã tư đường" quan trọng. Quan hệ Nga-phương Tây sẽ xấu đến mức nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành xử của các bên.

Lúc này, việc gấp trước mắt không phải là cưỡng ép thúc đẩy nghị quyết gì ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà là thực hiện lập trường khách quan và công bằng, nhanh chóng xây dựng cơ chế phối hợp quốc tế, thúc đẩy đàm phán và hòa bình, cố gắng tối đa để có thể tránh leo thang khủng hoảng./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU và Kiev cho rằng trưng cầu dân ý Crimea vi hiến
EU và Kiev cho rằng trưng cầu dân ý Crimea vi hiến

VOV.VN - Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi đưa những người theo chủ nghĩa ly khai ra trước công lý.

EU và Kiev cho rằng trưng cầu dân ý Crimea vi hiến

EU và Kiev cho rằng trưng cầu dân ý Crimea vi hiến

VOV.VN - Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi đưa những người theo chủ nghĩa ly khai ra trước công lý.

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý
Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

VOV.VN - Người biểu tình tại Kharkov đã đề nghị Nga gửi đến Liên Hợp Quốc yêu cầu được tổ chức trưng cầu ý dân tách khỏi Ukraine.

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

VOV.VN - Người biểu tình tại Kharkov đã đề nghị Nga gửi đến Liên Hợp Quốc yêu cầu được tổ chức trưng cầu ý dân tách khỏi Ukraine.

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea
Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama cho biết, Mỹ đã sẵn sàng các biện pháp trừng phạt Nga 

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama cho biết, Mỹ đã sẵn sàng các biện pháp trừng phạt Nga 

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng
Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

VOV.VN - Thủ tướng Crimea cũng tham dự vào lễ ăn mừng này cùng người dân.

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

VOV.VN - Thủ tướng Crimea cũng tham dự vào lễ ăn mừng này cùng người dân.

Nga không ngại cảnh báo rắn  từ phương Tây về  Crimea
Nga không ngại cảnh báo rắn từ phương Tây về Crimea

VOV.VN - Nga khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là tuân theo hiến chương Liên Hợp Quốc.

Nga không ngại cảnh báo rắn  từ phương Tây về  Crimea

Nga không ngại cảnh báo rắn từ phương Tây về Crimea

VOV.VN - Nga khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là tuân theo hiến chương Liên Hợp Quốc.

96,77% người dân Crimea bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Nga
96,77% người dân Crimea bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Nga

VOV.VN - Trong đó, tỷ lệ người tham gia cuộc trưng cầu ý dân này lên đến 83,1%.

96,77% người dân Crimea bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Nga

96,77% người dân Crimea bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Nga

VOV.VN - Trong đó, tỷ lệ người tham gia cuộc trưng cầu ý dân này lên đến 83,1%.