Cứ 30 phút có một trẻ em Mỹ bị thương vì... tivi

Các loại tivi được thiết kế nhẹ, bị nghiêng hơn những kiểu cũ, dễ vỡ và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chấn thương.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pediatrics số ra ngày 22/7, cho thấy bình quân cứ 30 phút trôi qua lại có một trẻ em bị thương liên quan tới những chiếc vô tuyến truyền hình.

Tỷ lệ nạn nhân phải nhập viện cấp cứu do tivi tăng cao theo độ phủ sóng của những chiếc ti vi màn hình phẳng. Có 52% số vụ tai nạn của thiếu niên độ tuổi dưới 18 là do các thiết bị tivi rơi vỡ vào người nạn nhân. Trong năm 2011, số nạn nhân bị thương tổn do tivi đã lên tới 12.300 trường hợp. Con số này đã tăng gấp đôi so với 5.455 trường hợp được thống kê trong năm 1990.

Một nguyên nhân gây tai nạn khá phổ biến khác (chiếm tới 38%) là do nạn nhân bị lóng ngóng va đập vào những chiếc tivi, song những ca như thế này đã giảm 68% trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài 22 năm qua.

Trung bình có hơn 17.000 bệnh nhi nhập viện hàng năm do tai nạn liên quan đến ti vi và tổng số 380,885 bệnh nhi đã phải điều trị trong phòng cấp cứu. Mặc dù những tai nạn liên quan tới tivi không quá nghiêm trọng, nhưng đây thực sự là một nguồn gây nguy hiểm đang gia tăng tại Mỹ đối với trẻ nhỏ.

Vô tuyến truyền hình là phương tiện phổ biến rộng rãi ở khắp các ngôi nhà trên đất Mỹ. Hiện có 99% hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc ti vi, và 55% hộ có tới 3 chiếc hoặc nhiều hơn.

Số hộ gia đình ở Mỹ có nhiều tivi trong năm ngoái đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đây không phải là lí do duy nhất gây ra những tổn thương. Họ cho rằng sự thay đổi vị trí đặt tivi trong nhà có thể là nguyên nhân.

Những chiếc tivi cũ có thể đã được chuyển ra những vị trí kém an toàn trong nhà, như là trên chạn bát hay được đặt trên những đồ đạc không thích hợp. Điều này khiến chúng dễ dàng rơi vỡ và làm bị thương người trong nhà.

Ngoài ra, các loại tivi màn hình phẳng hiện nay được thiết kế nhẹ và bớt cồng kềnh hơn, tuy nhiên lại bị nghiêng hơn những chiếc tivi kiểu cũ, do cấu tạo tivi có trọng lượng dồn về phía trước. Điều này cũng được xem là nguyên nhân khiến tivi dễ rơi vỡ, làm tăng tỉ lệ chấn thương liên quan./.

Xem tin gốc tại đây: http://www.vietnamplus.vn/Home/Cu-30-phut-co-mot-tre-em-bi-thuong-vi-tivi-tai-My/20137/207909.vnplus.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạt sen dưỡng tâm, an thần
Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dùng cho các trường hợp: tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dùng cho các trường hợp: tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ
Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

(VOV) - Trong vòng 9 tiếng đồng hồ sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ hạn chế những di chứng.

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

(VOV) - Trong vòng 9 tiếng đồng hồ sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ hạn chế những di chứng.

Cách chế biến khoai tây an toàn
Cách chế biến khoai tây an toàn

Trước khi chế biến nên ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất acrilamit độc hại.

Cách chế biến khoai tây an toàn

Cách chế biến khoai tây an toàn

Trước khi chế biến nên ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất acrilamit độc hại.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.
Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

(VOV) - Phục hồi diễn ra phần lớn trong 3 - 6 tháng đầu… Bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

(VOV) - Phục hồi diễn ra phần lớn trong 3 - 6 tháng đầu… Bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng.

Phần 1: Dấu hiệu và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
Phần 1: Dấu hiệu và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

(VOV) - Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không nói được… là một trong các dấu hiệu của đột quỵ.

Phần 1: Dấu hiệu và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Phần 1: Dấu hiệu và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

(VOV) - Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không nói được… là một trong các dấu hiệu của đột quỵ.