Cuộc chiến 20 năm của Mỹ ở Afghanistan qua những con số

VOV.VN - Cuộc chiến 20 năm đã gây tổn thất nặng nề đối với Mỹ cả về sinh mạng và tiền của. Dưới đây là những số liệu liên quan tới cuộc chiến dài nhất ở nước ngoài của Mỹ ở Afghanistan trong vòng 20 năm qua.

2001: Mỹ phát động cuộc chiến ở Afghanistan. Chiến dịch Tự do Bền vững (Operation Enduring Freedom) bắt đầu ngày 07/10/2001 là một phần của cuộc chiến chống khủng bố của Tổng thống George W. Bush sau các cuộc tấn công ở Mỹ ngày 11/9.

2014: Đây là năm cuộc chiến ở Afghanistan chính thức chấm dứt. Ngày 28/12, giới chức quân sự Mỹ và NATO tổ chức một buổi lễ tại trụ sở ở thủ đô Kabul của Afghanistan để kỷ niệm sự kiện này. Tổng thống Barack Obama ra tuyên bố rút quân và gọi đó là “một dấu mốc đối với đất nước chúng ta” đồng thời nhấn mạnh nước Mỹ giờ đã an toàn hơn.

19: Là số năm quân đội Mỹ ở Afghanistan và là sự can dự quân sự dài nhất của Mỹ ở nước ngoài. Hàng nghìn binh sỹ Mỹ và NATO tiếp tục ở lại Afghanistan sau năm 2014 và chuyển trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc gia cho các lực lượng an ninh nước này. Các binh sỹ nước ngoài đã giúp huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng an ninh và tổ chức Afghanistan.

5.200: Đây là số binh sỹ Mỹ vẫn đang ở thủ đô Kabul. Chính quyền Tổng thống Biden cuối tuần trước thông báo sẽ triển khai bổ sung binh sỹ tới Afghanistan nhằm giúp sơ tán đại sứ quán Mỹ và đảm bảo rút quân an toàn khỏi nước này.  

4: Là số Tổng thống Mỹ trải qua cuộc chiến ở Afghanistan.

800.000: Chính là số quân nhân Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Afghanistan kể từ tháng 10/2001, theo bộ Quốc phòng Mỹ.

2.352: Số quân nhân Mỹ đã thiệt mạng ở Afghanistan là 2.352 người.

20.000: Là số quân nhân Mỹ bị thương trong cuộc chiến ở Afghanistan.

66.000: Đây là con số dự tính số nhân viên cảnh sát quốc gia và quân nhân Afghanistan thiệt mạng trong cuộc xung đột, theo tính toán của Đại học Brown từ tháng 4.

47.245: Là số người dân Afghanistan thiệt mạng. Riêng trong nửa đầu năm 2021, 1.659 người dân Afghanistan đã thiệt mạng và 3.524 người bị thương, tăng 47% so với cùng thời điểm của 1 năm trước.

51: Đây là số quốc gia bao gồm NATO và các nước đối tác tham gia cuộc chiến ở Afghanistan.

1.144:  Số quân nhân đồng minh bao gồm từ các nước thành viên NATO thiệt mạng ở Afghanistan là 1.144 người.

444: Đã có 444 nhân viên viện trợ nhân đạo thiệt mạng trong cuộc xung đột.

75: Là số nhà báo và nhân viên báo chí thiệt mạng kể từ năm 2001 cho tới nay, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo.

51.191: Là con số dự tính các tay súng thuộc phe đối lập chống chính phủ đã thiệt mạng ở Afghanistan, mặc dù con số chính xác chưa bao giờ được công bố.

2.977: Đây là số đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công ở Mỹ ngày 11/9, theo Bảo tàng Tưởng niệm quốc gia 11/9.

2.261.000.000.000: Tổng số tiền Mỹ đã phải chi cho cuộc chiến ở Afghanistan là 2 nghìn tỷ USD. Con số này bao gồm chi phí tái thiết nhưng không bao gồm chi phí chăm sóc suốt đời cho các cựu chiến binh Mỹ hoặc lãi suất trong tương lai từ các khoản vay nhằm phục vụ cuộc chiến. Theo dữ liệu từ bộ Quốc phòng Mỹ, nước này đã chi tới 837 tỷ USD riêng cho các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan.

145.000.000.000: Mỹ đã chi cho việc thực hiện các chương trình tái thiết ở Afghanistan kể từ năm 2002, 145 tỷ USD. Ngân sách này được sử dụng cho một số dự án bao gồm xây dựng Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, thúc đẩy quản trị tốt và chống buôn lậu ma túy.

300.000: Là số quân nhân Afghanistan được Mỹ huấn luyện. Trong tuyên bố ngày 16/08/2021, Tổng thống Biden cho biết “Chúng tôi đã huấn luyện và trang bị cho 300.000 binh sỹ Afghanistan. Họ được trang bị rất đầy đủ và lực lượng này lớn hơn cả quân đội của nhiều nước đồng minh NATO của Mỹ”.

2.500.000: Đây là số người tị nạn được ghi nhận đã rời khỏi Afghanistan, con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Tính tới tháng 07/2021, người dân Afghanistan là số người tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Iran và Pakistan tiếp nhận gần 90% người tị nạn Afghanistan.

270.000: Uớc tính số người Afghanistan mất nhà cửa do tình hình bạo lực và bất ổn kể từ đầu năm 2021 là 270.000 người. Theo số liệu của Liên hợp quốc, tổng số người mất nhà cửa ở Afghanistan là 3,5 triệu.

169: Là xếp hạng của Afghanistan, một trong những nước nghèo nhất thế giới, trong tổng số 189 nước được xếp hạng về Chỉ số phát triển con người do Chương trình phát triển Liên hợp quốc công bố. Afghanistan có tuổi thọ trung bình là 64 và khoảng 56% dân số nước này sống trong cảnh nghèo.

3.700.000: Số trẻ em ở Afghanistan không được đến trường, 60% trong số này là trẻ em gái, theo UNICEF.

62: Là tỷ lệ % số người Mỹ cho rằng không nên có cuộc chiến ở Afghanistan, theo kết quả cuộc khảo sát ủa AP và Trung tâm Nghiên cứu quan hệ công chúng NORC được thực hiện từ 12 tới 16/8. Khi cuộc chiến bắt đầu năm 2001, khoảng 88% người dân Mỹ ủng hộ hành động quân sự, theo khảo sát của Gallup tại thời điểm đó.

10: Taliban chỉ cần 10 ngày để kiểm soát được chính quyền sau khi nhanh chóng giành quyền kiểm soát nhiều thành phố ở Afghanistan. Thủ phủ đầu tiên bị Taliban chiếm đóng là Zaranj ở tỉnh Nimruz gần biên giới với Iran ngày 06/8. Ngày 15/8, Taliban đã tiến vào kiểm soát thủ đô Kabul./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Taliban ổn định dần bộ máy quyền lực ở Afghanistan, Indonesia theo dõi khủng bố trong nước
Taliban ổn định dần bộ máy quyền lực ở Afghanistan, Indonesia theo dõi khủng bố trong nước

VOV.VN - Taliban tiếp tục có những bước đi để ổn định tình hình đất nước Afghanistan và bộ máy quyền lực của họ trong bối cảnh quốc tế hoài nghi về những cam kết ân xá, đổi mới của lực lượng này. Indonesia cũng dè chừng mối liên hệ giữa Taliban và các nhóm khủng bố trong nước.

Taliban ổn định dần bộ máy quyền lực ở Afghanistan, Indonesia theo dõi khủng bố trong nước

Taliban ổn định dần bộ máy quyền lực ở Afghanistan, Indonesia theo dõi khủng bố trong nước

VOV.VN - Taliban tiếp tục có những bước đi để ổn định tình hình đất nước Afghanistan và bộ máy quyền lực của họ trong bối cảnh quốc tế hoài nghi về những cam kết ân xá, đổi mới của lực lượng này. Indonesia cũng dè chừng mối liên hệ giữa Taliban và các nhóm khủng bố trong nước.

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban
Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

VOV.VN - Mặc dù dù thiếu vắng các công cụ quân sự sau khi Tổng thống Biden quyết định rút hết binh sỹ ở Afghanistan về nước, nhưng Mỹ vẫn có nhiều đòn bẩy để gây sức ép với Taliban.

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

VOV.VN - Mặc dù dù thiếu vắng các công cụ quân sự sau khi Tổng thống Biden quyết định rút hết binh sỹ ở Afghanistan về nước, nhưng Mỹ vẫn có nhiều đòn bẩy để gây sức ép với Taliban.

Ảnh: Làn sóng biểu tình phản đối Taliban lan rộng ở Afghanistan
Ảnh: Làn sóng biểu tình phản đối Taliban lan rộng ở Afghanistan

VOV.VN - Các cuộc biểu tình phản đối lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan đã lan rộng đến nhiều thành phố vào ngày 19/8, bao gồm cả thủ đô Kabul.

Ảnh: Làn sóng biểu tình phản đối Taliban lan rộng ở Afghanistan

Ảnh: Làn sóng biểu tình phản đối Taliban lan rộng ở Afghanistan

VOV.VN - Các cuộc biểu tình phản đối lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan đã lan rộng đến nhiều thành phố vào ngày 19/8, bao gồm cả thủ đô Kabul.

Luật sharia là gì và Taliban sẽ áp dụng luật này như thế nào ở Afghanistan?
Luật sharia là gì và Taliban sẽ áp dụng luật này như thế nào ở Afghanistan?

VOV.VN - Sau khi tiếp quản thủ đô Kabul của Afghanitsan, Taliban tuyên bố phụ nữ sẽ được hưởng các quyền lợi theo luật Hồi giáo, hay con gọi là luật sharia.

Luật sharia là gì và Taliban sẽ áp dụng luật này như thế nào ở Afghanistan?

Luật sharia là gì và Taliban sẽ áp dụng luật này như thế nào ở Afghanistan?

VOV.VN - Sau khi tiếp quản thủ đô Kabul của Afghanitsan, Taliban tuyên bố phụ nữ sẽ được hưởng các quyền lợi theo luật Hồi giáo, hay con gọi là luật sharia.