Cuộc điện đàm thứ 11 của Nga - Đức tìm giải pháp cho tình hình Ukraine

VOV.VN - Ngày 2/12, theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi Đức xem xét lại cách tiếp cận về tình Ukraine.

Theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin một lần nữa giải thích chi tiết các cách tiếp cận mang tính nguyên tắc của Nga đối với chiến dịch quân sự đặc biệt. Ông đã lưu ý với Thủ tướng Scholz “đường lối hủy diệt của các quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức, khi cung cấp vũ khí cho Kiev và huấn luyện quân đội Ukraine”.

Theo nhà lãnh đạo Nga, tất cả những điều này dẫn đến việc Kiev bác bỏ hoàn toàn ý tưởng về bất kỳ cuộc đàm phán nào và khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tổng thống Putin kêu gọi Đức xem xét lại cách tiếp cận của mình trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraine. Ông cũng nói rằng, Lực lượng Vũ trang Nga từ lâu đã kiềm chế, không tấn công tên lửa chính xác cao vào các mục tiêu ở Ukraine, nhưng giờ đây các biện pháp như vậy đã trở thành phản ứng bắt buộc và không thể tránh khỏi trước các cuộc tấn công khiêu khích của Kiev nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Nga, bao gồm cầu Crimea và các cơ sở năng lượng.

Nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi việc cho phép các cơ quan chuyên ngành của Nga điều tra các hành vi khủng bố, phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Phương bắc 1 và 2.

Theo phía Đức, Thủ tướng Olaf Scholz đã “lên án các cuộc không kích của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine”, nhấn mạnh “quyết tâm của Đức hỗ trợ Ukraine đảm bảo khả năng phòng thủ” và kêu gọi Tổng thống Nga “nhanh chóng tìm ra giải pháp ngoại giao bao gồm sự rút quân của Nga”.

Kể từ ngày 24/2, Tổng thống Putin đã điện đàm với Thủ tướng Scholz 11 lần. Cuộc trò chuyện lần này giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh một loạt phát biểu của Thủ tướng Đức tại Hội nghị An ninh Munich. Theo đó, Thủ tướng Scholz một mặt cho biết, Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt khác tuyên bố, châu Âu nên quay lại “trật tự hòa bình” trước chiến tranh với Nga, nếu Nga từ bỏ kế hoạch của mình ở Ukraine.

Dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng sẽ sớm điện đàm với Tổng thống Nga Putin.

Nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu thuộc Học viện quan hệ quốc tế Moscow Artem Sokolov cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và lạm phát gia tăng, Đức và Pháp đang tìm cách đóng băng các hành động thù địch ở Ukraine để ổn định nền kinh tế của chính họ. Hiện tại, các luận điểm của Thủ tướng Scholz có thể được coi là rút lui khỏi sự đồng thuận chống Nga của phương Tây và nội bộ nước Đức, nhưng vẫn chưa rõ lập trường của những người ủng hộ các đề xuất như vậy mạnh đến mức nào.

Trước đó, đại diện của giới lãnh đạo Đức đã lên tiếng ủng hộ việc tạo ra một hệ thống an ninh châu Âu mà không có sự tham gia của Nga. Theo chuyên gia, Paris và Berlin đang cố gắng phối hợp các nỗ lực ngoại giao của họ theo hướng Nga, nhưng những mâu thuẫn cũng gia tăng giữa Pháp-Đức về phát triển của nền kinh tế châu Âu và các vấn đề chính sách đối ngoại khác nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức cam kết cung cấp thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine
Đức cam kết cung cấp thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 29/11 cam kết chuyển giao thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine.

Đức cam kết cung cấp thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine

Đức cam kết cung cấp thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 29/11 cam kết chuyển giao thêm xe tăng phòng không Gepard cho Ukraine.

Pháp và Đức ký “Thỏa thuận đoàn kết năng lượng”
Pháp và Đức ký “Thỏa thuận đoàn kết năng lượng”

VOV.VN - Ngày 25/11, Pháp và Đức nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết và tình hữu nghị khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ký thỏa thuận được gọi là “thỏa thuận đoàn kết năng lượng”.

Pháp và Đức ký “Thỏa thuận đoàn kết năng lượng”

Pháp và Đức ký “Thỏa thuận đoàn kết năng lượng”

VOV.VN - Ngày 25/11, Pháp và Đức nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết và tình hữu nghị khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ký thỏa thuận được gọi là “thỏa thuận đoàn kết năng lượng”.

Ba Lan đề xuất Đức chuyển trực tiếp hệ thống Patriot đến Ukraine
Ba Lan đề xuất Đức chuyển trực tiếp hệ thống Patriot đến Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 23/11 nói rằng Đức nên chuyển gửi các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trực tiếp đến Ukraine thay vì Ba Lan.

Ba Lan đề xuất Đức chuyển trực tiếp hệ thống Patriot đến Ukraine

Ba Lan đề xuất Đức chuyển trực tiếp hệ thống Patriot đến Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 23/11 nói rằng Đức nên chuyển gửi các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trực tiếp đến Ukraine thay vì Ba Lan.