10 sự thật đáng kinh ngạc về hệ Mặt Trời
VOV.VN - Vũ trụ luôn chứa đựng những điều kỳ bí mà khoa học hiện đại chưa khám phá hết. Nhưng với những gì mà con người tìm hiểu được, có rất nhiều sự thật khiến chúng ta thấy kinh ngạc. Dưới đây là 10 khám phá kỳ lạ và thú vị về hệ Mặt Trời.
1. Sao Thiên Vương nghiêng hẳn về một bên
Sao Thiên vương thoạt nhìn có vẻ ngoài giống như một quả bóng màu xanh lam, nhưng hành tinh khổng lồ nằm ở vòng ngoài của hệ Mặt Trời này lại có những đặc điểm vô cùng kỳ lạ. Trước hết, sao Thiên Vương là hành tinh duy nhất quay về phía của nó. Vẫn chưa rõ tại sao ngôi sao này lại nghiêng kỳ lạ như vậy, nhưng có một có một giả thiết chung đó là trong giai đoạn hình thành hệ Mặt Trời, một tiền hành tinh kích cỡ Trái Đất đã va chạm với Sao Thiên Vương, làm lệch trục quay của hành tinh.
Ngôi sao này cũng có các vành đai rất mỏng manh và vành đai này đã được quan sát thấy khi nó đi qua phía trước một ngôi sao khác (nhìn từ Trái Đất) vào năm 1977. Ước tính các vành đai của sao Thiên Vương được hình thành cách đây 600 triệu năm. Gần đây nhất, các nhà thiên văn học phát hiện ra những cơn bão trong bầu khí quyển của sao Thiên Vương sau khi nó di chuyển gần nhất với Mặt Trời.
2. Mặt Trăng của sao Mộc có các đợt phun trào núi lửa dữ dội
Mặt trăng Jovian có hàng trăm núi lửa và được coi là mặt trăng hoạt động mạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Đôi khi những núi lửa này phun trào dung nham cao hơn 402km vào bầu khí quyển. Nhiều tàu vũ trụ đã bắt gặp cảnh tượng này. Vào năm 2007, tàu vũ trụ New Horizons trên đường tới sao Thiên Vương đã quan sát được cảnh tượng phun trào núi lửa trên Mặt Trăng Jovian. Theo NASA, vì Mặt Trăng Jovian ở gần sao Mộc nhất nên "bị cuốn vào một cuộc chiến lực hấp dẫn gay cấn" giữa sao Mộc và 2 mặt trăng lớn khác. Những lực hút đối lập tạo ra nhiệt lượng lớn bên trong, dẫn đến hàng trăm vụ phun trào núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng. Tuy vậy, rất khó dự đoán vị trí tồn tại của núi lửa nếu chỉ sử dụng các mô hình khoa học.
3. Sao Hỏa có núi lửa lớn nhất mà con người từng biết
Sao Hỏa thoạt nhìn có vẻ tĩnh lặng, nhưng các nhà khoa học cho biết, trong quá khứ đã từng xảy ra những hiện tượng khiến các núi lửa khổng lồ hình thành và phun trào, trong đó có núi lửa Olympus Mons. Đây là núi lửa lớn nhất từng được phát hiện trong hệ Mặt Trời với chiều ngang 602km, tương đương với kích thước của bang Arizona, Mỹ. Nó cao 25km, gấp 3 lần chiều cao của Everest, ngọn núi cao nhất trên Trái Đất. Sở dĩ núi lửa trên sao Hỏa có thể phát triển với kích thước khổng lồ như vậy là vì lực hấp dẫn trên hành tinh này yếu hơn nhiều so với Trái Đất. Tuy vậy, giới khoa học vẫn chưa biết rõ quá trình hình thành những ngọn núi này.
4. Sao Kim có những cơn gió siêu mạnh
Sao Kim được ví như một hành tinh địa ngục vì có nhiệt độ và áp suất cực cao trên bề mặt của nó. Tàu vũ trụ thăm dò không gian Venara của Liên Xô được che chắn và trang bị kỹ lưỡng của Liên Xô chỉ có thể chống chọi được vài phút khi hạ cánh xuống bề mặt hành tinh này vào những năm 1970.
Bề mặt Sao Kim rất kỳ lạ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các luồng gió trên cao của nó di chuyển nhanh hơn gấp 50 lần so với chuyển động quay của hành tinh. Tàu vũ trụ Venus Express của châu Âu (di chuyển quanh Sao Kim từ năm 2006 đến năm 2014) đã theo dõi các cơn gió trong thời gian dài và phát hiện ra rằng, gió, bão trên hành tình này ngày càng mạnh hơn theo thời gian.
5. Băng nước tồn tại trên khắp Hệ Mặt Trời
Băng từng được coi là một chất hiếm trong không gian, nhưng sau đó giới khoa học phát hiện ra nó tồn tại trên khắp hệ Mặt Trời. Băng là thành phần phổ biến của sao Chổi và các tiểu hành tinh. Nó cũng nằm trong những miệng núi lửa bị che khuất trên sao Thủy và Mặt Trăng. Sao Hỏa cũng có băng ở các vùng cực của nó. Song không phải tất cả các loại băng đều giống nhau. Khi quan sát cận cảnh Sao chổi 67P/ Churyumov – Gerasimenko bằng tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, các nhà khoa học thấy rằng lớp băng được tìm thấy ở đây khác với loại băng ở Trái Đất.
6. Có thể có sự sống trong hệ Mặt Trời
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự sống tồn tại ở những nơi khác trong hệ Mặt Trời. Nhưng khi tìm hiểu về cách các sinh vật sống trong miệng núi lửa ngầm hoặc trong môi trường đóng băng, những phát hiện mới nhiều khả năng sẽ gợi mở về những nơi chúng sinh sống ở các hành tinh khác. Đây không phải là những người ngoài hành tinh sống trên sao Hỏa như trong các bộ phim viễn tưởng mà là các sinh vật vô cùng nhỏ bé. Có thể có vi sinh vật ở đâu đó trong đại dương Europe của sao Mộc hoặc bên dưới lớp băng Enceladus của sao Thổ…
7. Sao Thủy đang thu nhỏ dần
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tin rằng, Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện tượng kiến tạo mảng. Điều này đã thay đổi sau khi tàu vũ trụ MESSENGER thực hiện sứ mệnh thăm dò sao Thủy đầu tiên, lập bản đồ toàn bộ hành tinh này với độ phân giải cao và xem xét các đặc điểm trên bề mặt của nó.
Vào năm 2016, dữ liệu từ tàu MESSENGER cho thấy các dạng địa hình giống vách đá hay còn gọi là vết đứt gãy trên bề mặt sao Thủy. Vì các vết đứt gãy này tương đối nhỏ nên các nhà khoa học cho rằng chúng được hình thành cách không quá lâu và hành tinh này vẫn đang thu nhỏ lại. Sao Thủy tự thu nhỏ lại là vì nhiệt độ của hành tinh này đang giảm dần. Quá trình giảm nhiệt này đã tác động một cách bất thường tới địa hình vốn đã rất hiểm trở của nó, tạo nên những vách đá cao tới 3km và những dải núi dài tới 1.700km chạy dọc trên bề mặt hành tinh.
8. Sao Hải vương tỏa nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt nó nhận được từ hệ Mặt Trời
Sao Hải Vương ở rất xa Trái Đất. Và các nhà khoa học mong muốn sẽ sớm đưa tàu vũ trụ lên hành tinh này để giải đáp bí ẩn tại sao nó lại tỏa ra nhiều nhiệt hơn lượng nhiệt nó nhận được, cũng như vì sao ngôi sao này lạ nằm cách quá xa so với Mặt Trời.
9. Sao Mộc có nhiều nguyên tố nặng hơn Mặt Trời
Các nhà khoa học cho rằng, Mặt Trời và các hành tinh nhiều khả năng được hình thành từ một (khối khí) đám mây bụi vũ trụ dày đặc, có thể là chất khí bao quanh một lõi chứa các nguyên tố nặng hơn. Điều này đặc biệt đúng với Sao Mộc – một hành tinh có kích thước lớn gấp 317 lần kích cỡ của Trái Đất, hút nhiều khí hơn hành tinh của chúng ta. Cùng một dạng cấu trúc, tại sao sao Mộc lại có nhiều nguyên tố nặng hơn Mặt Trời? Một trong những giả thuyết hàng đầu là bầu khí quyển của sao Mộc được “làm giàu” bằng các sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thể nhỏ khác mà nó hút vào nhờ từ trường rất mạnh.
10. Sao Thổ có 1 cơn bão hình lục giác
Bắc bán cầu của sao Thổ xuất hiện một cơn bão khổng lồ hình lục giác mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được. Cơn bão này có một số đặc điểm chung với những cơn bão thông thường khác trên Trái Đất, và nó đã tồn tại trên sao Thổ hàng thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm./.