Núi Athos - nơi duy nhất trên Trái Đất cấm sự hiện diện của phụ nữ

VOV.VN - Các truyền thống tôn giáo bắt nguồn từ văn hóa, những khế ước xã hội lâu đời nhất không hề thay đổi kể từ khi chúng được tạo ra và mọi người vẫn luôn tôn thờ. Một ví dụ rõ ràng cho điều đó là lệnh cấm tại Núi Athos đã được áp dụng trong 1.000 năm qua.

Núi Athos

Núi Athos - một hòn đảo nhỏ ở Tây Bắc Hy Lạp, là một trung tâm quan trọng của tu viện Chính thống giáo Đông phương. Núi Athos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Núi Thánh", đã có người ở từ thời cổ đại và được biết đến với sự hiện diện Kitô giáo liên tục gần 1.800 năm cùng truyền thống lịch sử lâu đời, khi các tu viện tồn tại ít nhất từ năm 800 sau Công nguyên, vào thời kỳ Byzantine.

Người sinh sống lần đầu tiên ở đây vào thế kỷ 1 là các nhà sư từ Đế chế La Mã vốn tìm kiếm nơi ẩn náu kể từ khi nhà thờ Chính thống giáo bị đàn áp. Cuộc di cư lớn nhất là trong thế kỷ 8 và 9 khi Đế chế Byzantine đưa ra một sắc lệnh cấm các bức tranh Chính thống giáo và sau đó là các tài liệu khác liên quan đến Cơ đốc giáo Chính thống.

Vào năm 885, vì muốn bảo vệ các tu sĩ nên Hoàng đế Basil I người Macedonian đã ngăn chặn mọi cuộc vượt sông bất hợp pháp qua sông Xerxes và tuyên bố Núi Athos là thánh địa cho các tu sĩ ẩn náu. Miễn là các nhà sư ở trên hòn đảo của họ mà không làm ảnh hưởng đến những vùng bên ngoài của hòn đảo thì Đế chế Byzantine sẽ không phản đối. Các nhà sư sống trên núi Athos cũng được miễn nộp bất kỳ khoản thuế nào cho Đế chế Byzantine.

Năm 963, tu viện Athonite lớn đầu tiên (Great Lava) được xây dựng trên đảo với sự giúp đỡ của Tướng Nikephoros II Phokas và dưới sự giám sát của Saint Athanasius the Athonite. Athonite là một tu sĩ Byzantine, người đã thành lập cộng đồng tu viện trên Núi Athos, dẫn đến việc tạo ra Athonite Orthodoxy, một phân nhóm chặt chẽ hơn của tôn giáo Chính thống.

Các tu viện Athonite có một bộ sưu tập phong phú các hiện vật được bảo quản tốt, sách quý hiếm, tài liệu cổ và tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử lớn. Núi Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1988. 

Có rất nhiều giai thoại lịch sử vĩ đại về hòn đảo này và điều thú vị hơn nữa là không có nhiều thay đổi trong 1.000 năm qua. Có hơn 2.000 nhà sư từ các nơi khác nhau trên thế giới sống trong 20 tu viện nằm rải rác trên đảo. Mỗi tuần, 100 người đàn ông Chính thống giáo Đông phương được chào đón đến thăm viếng và hành hương trên Núi Athos.

Ngay cả những người đàn ông Chính thống giáo Đông phương muốn đến thăm tu viện cũng phải trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được phép ở lại ba đêm. Mọi người đến thăm phải có lý lịch rõ ràng nếu không sẽ không được phép vào. Phụ nữ bị cấm đến gần 500m tính từ bờ biển của Núi Athos.

Tại sao phụ nữ bị cấm?

Vào cùng khoảng thời gian khi được coi là thủ lĩnh của các tu sĩ trên hòn đảo, Saint Anthonite đã đặt ra một số quy định nghiêm ngặt để các tu sĩ tuân theo trong suốt phần đời còn lại của họ. Saint Athonite được tuyên bố là Quân chủ đầu tiên của các tu sĩ, đã áp đặt một danh sách các hướng dẫn theo niềm tin của những tu sĩ Chính thống giáo này.

Những quy tắc mới này do Saint Anthonite áp đặt đã được chấp nhận một cách hợp pháp vào năm 970 khi Hoàng đế John I Tzimskes chấp thuận văn bản do các tu sĩ viết. A typikon là một cuốn sách có chứa các hướng dẫn về trật tự của văn phòng Nghi lễ Byzantine và các bài thánh ca khác nhau. Trong đó, các nhà sư đã tuyên bố các luật tôn giáo phải được bất kỳ ai đến gần Núi Athos thực thi hợp pháp và tuân theo.

Các luật quan trọng nhất là: các nhà sư không được phép giữ bất kỳ tài sản có giá trị nào; tất cả các tu sĩ phải được đối xử bình đẳng và không được phân biệt nơi sinh của họ; tất cả các tu sĩ đều phải tuân theo tín ngưỡng Protos-Orthodox được thiết lập vào thế kỷ thứ 4; tất cả phụ nữ bị cấm đến Núi Athos. Thậm chí còn có một tấm biển lớn ở ngay lối vào của Núi Athos, ghi rõ một số quy tắc quan trọng nhất, bao gồm "Việc cho phụ nữ vào cửa hoàn toàn bị cấm".

Một số người cho rằng đó là do các nhà sư ghét phụ nữ, nhưng thực ra họ rất tôn trọng và yêu thương phụ nữ nên mới đặt ra quy định này. Những tu sĩ này tôn thờ tôn giáo của họ đến nỗi họ cần đầu óc tỉnh táo, nghĩa là ngay cả việc nhìn thấy một người phụ nữ cũng có thể dẫn họ đến những suy nghĩ tội lỗi, đi ngược lại đạo lý.

Trong nhiều năm, chính phủ Hy Lạp đã cố gắng thay đổi luật này nhằm cho phép phụ nữ đến thăm Núi Athos, nhưng không thành công. Thậm chí, một đạo luật bình đẳng đã được tạo ra vào năm 2017 để xóa bỏ lệnh cấm đối với phụ nữ, nhưng các nhà sư trên Núi Athos sẽ bảo vệ các quy tắc với sự cống hiến cho niềm tin tôn giáo của họ. Một số người cho điều này là không thức thời, nhưng lối sống tôn giáo của họ nên được tôn trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất ngờ với những phong tục đón năm mới “có 1 không 2” trên thế giới
Bất ngờ với những phong tục đón năm mới “có 1 không 2” trên thế giới

VOV.VN - Bạn sẽ vô cùng bất ngờ trước những phong tục đón năm mới lạ lùng và độc đáo ở các quốc gia này.

Bất ngờ với những phong tục đón năm mới “có 1 không 2” trên thế giới

Bất ngờ với những phong tục đón năm mới “có 1 không 2” trên thế giới

VOV.VN - Bạn sẽ vô cùng bất ngờ trước những phong tục đón năm mới lạ lùng và độc đáo ở các quốc gia này.

Phong tục ăn cháo khởi đầu đón tết âm lịch của người Trung Quốc
Phong tục ăn cháo khởi đầu đón tết âm lịch của người Trung Quốc

VOV.VN - Theo phong tục truyền thống, đây là hoạt động khởi đầu của Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.

Phong tục ăn cháo khởi đầu đón tết âm lịch của người Trung Quốc

Phong tục ăn cháo khởi đầu đón tết âm lịch của người Trung Quốc

VOV.VN - Theo phong tục truyền thống, đây là hoạt động khởi đầu của Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.

Ảnh: Những bộ lạc với phong tục độc đáo sống tách biệt với thế giới
Ảnh: Những bộ lạc với phong tục độc đáo sống tách biệt với thế giới

VOV.VN - Trên thế giới vẫn còn nhiều bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài và có những truyền thống vô cùng độc đáo.

Ảnh: Những bộ lạc với phong tục độc đáo sống tách biệt với thế giới

Ảnh: Những bộ lạc với phong tục độc đáo sống tách biệt với thế giới

VOV.VN - Trên thế giới vẫn còn nhiều bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài và có những truyền thống vô cùng độc đáo.