Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp khẩn cấp về tình hình nhân đạo Gaza

VOV.VN - Trong 3 ngày 15/12, 18/12 và 20/12, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thảo luận về tình hình nhân đạo tại dải Gaza trong khuôn khổ phiên họp khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10 của Đại hội đồng. Phiên họp có sự tham gia và phát biểu của đông đảo các nước thành viên Liên Hợp Quốc, quan sát viên và các tổ chức quốc tế.

Tại cuộc họp, các nước đều bày tỏ quan ngại về số thương vong lớn lên tới gần 20.000 người (kể từ 7/10) trong đó đa số là trẻ em và phụ nữ. Trước tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Gaza và viện trợ nhân đạo bị phong tỏa và không tới được người dân, các nước kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, chấm dứt sử dụng vũ lực, tạo điều kiện cho tiếp cận cứu trợ nhân đạo, bảo vệ dân thường và tuân thủ các nghĩa vụ nhân đạo quốc tế.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi ở Gaza và chia sẻ những mất mát, thương vong của người dân vô tội. Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành động tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, kêu gọi các bên bảo vệ người dân theo luật pháp quốc tế. Xuất phát từ ưu tiên cấp thiết này, cùng các nước, Việt Nam yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo, thả các con tin vô điều kiện, chấm dứt các hành động thù địch và bạo lực.

Tại phiên họp, đại diện Việt Nam thông báo quyết định của Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD cho Cơ quan Liên Hợp Quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNWRA) góp phần vào các nỗ lực của Liên Hợp Quốc tại Gaza, đồng thời nhấn mạnh về lâu dài, hòa bình bền vững chỉ có thể đạt được thông qua một giải pháp toàn diện dựa trên luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc.

Trước đó, ngày 12/12, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết “Bảo vệ thường dân và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và nhân đạo” với 153 phiếu thuận, 33 phiếu chống và trắng. Nghị quyết yêu cầu các bên ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo, thả ngay con tin vô điều kiện và bảo đảm tiếp cận nhân đạo; đồng thời nhắc lại yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ dân thường.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza: Cần một giải pháp quốc tế toàn diện
Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza: Cần một giải pháp quốc tế toàn diện

VOV.VN - Hôm 16/11, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) đã công bố kế hoạch gồm 10 điểm nhằm kiềm chế tình trạng đổ máu và tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo tại dải Gaza.

Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza: Cần một giải pháp quốc tế toàn diện

Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza: Cần một giải pháp quốc tế toàn diện

VOV.VN - Hôm 16/11, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) đã công bố kế hoạch gồm 10 điểm nhằm kiềm chế tình trạng đổ máu và tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo tại dải Gaza.

Liên Hợp Quốc cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza
Liên Hợp Quốc cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza

VOV.VN - Liên Hợp Quốc cảnh báo dân thường ở Dải Gaza đang “bị dồn vào một khu vực ngày càng thu hẹp”, các nhu yếu phẩm cứu sống về cơ bản đã cạn kiệt, đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo để cho phép tiếp cận viện trợ.

Liên Hợp Quốc cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza

Liên Hợp Quốc cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza

VOV.VN - Liên Hợp Quốc cảnh báo dân thường ở Dải Gaza đang “bị dồn vào một khu vực ngày càng thu hẹp”, các nhu yếu phẩm cứu sống về cơ bản đã cạn kiệt, đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo để cho phép tiếp cận viện trợ.

Đảo chính ở Niger có nguy cơ nhấn chìm khu vực trong khủng hoảng
Đảo chính ở Niger có nguy cơ nhấn chìm khu vực trong khủng hoảng

VOV.VN - Đảo chính ở Niger có nguy cơ đẩy khu vực Sahel cũng như Tây Phi lún sâu vào tình trạng bất ổn chính trị và an ninh.

Đảo chính ở Niger có nguy cơ nhấn chìm khu vực trong khủng hoảng

Đảo chính ở Niger có nguy cơ nhấn chìm khu vực trong khủng hoảng

VOV.VN - Đảo chính ở Niger có nguy cơ đẩy khu vực Sahel cũng như Tây Phi lún sâu vào tình trạng bất ổn chính trị và an ninh.