“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ duy trì quan hệ lâu dài với nhiều nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng sự khác biệt về mối quan tâm của 2 bên đang hạn chế ảnh hưởng của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khu vực.

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung

Cuối tháng 8/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (khi đó còn đương chức) có chuyến thăm lịch sử tới Palau và Ngoại trưởng Pompeo sau đó vào cuối tháng 10 vừa qua cũng đã dừng chân tại các đảo quốc Maldives và Sri Lanka. Điều này phần nào phản ánh tầm quan trọng của các đảo quốc nhỏ với kế hoạch của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Chuyến thăm Palau của ông Esper là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới đây, mặc dù Mỹ "đã duy trì sự hiện diện quân sự liên tục ở đây kể từ năm 1969".

Tổng thống Palau Tommy Remengesau đã chào đón ông Esper với một lời đề nghị cụ thể, đó là yêu cầu quân đội Mỹ "xây dựng các cơ sở chung, sau đó hãy đến và sử dụng chúng thường xuyên". Ông Remengesau đã lặp lại yêu cầu này khi Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite ghé thăm Palau hồi tháng 10.

"Một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng mà những người đứng đầu Palau đưa ra, cũng sẽ là những cơ hội thúc đẩy khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ", ông Remengsau nhận định.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Braithwaite đã trả lời trong một sự kiện sau chuyến thăm Palau của ông rằng: "Palau là một đồng minh tận tâm. Họ đang ở tuyến đầu trước ảnh hưởng của Trung Quốc và họ đã cam kết với chúng ta".

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang trở thành nơi diễn ra sự cạnh tranh Mỹ - Trung khi cả hai đều đánh giá cao vị trí chiến lược cũng như sự ủng hộ về mặt ngoại giao của các quốc gia này.

Mỹ có các vùng lãnh thổ trong khu vực này, chẳng hạn như Guam, cũng như duy trì quan hệ đối tác với các nước ở đây. Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall đã ký các Thỏa thuận hợp tác tự do với Mỹ, vốn "thậm chí còn thân thiết hơn cả các liên minh theo một cách nào đó", Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn Rand cho hay. Theo các thỏa thuận này, "Mỹ có quyền tiếp cận "gần như độc quyền" tới một khu vực có diện tích bằng với diện tích đất liền của nước này", ông Grossman khẳng định.

"Đây thực sự là một thỏa thuận lớn" mà nhờ đó "quân đội Mỹ có thể duy trì quyền tiếp cận gần như độc quyền tại khu vực này".

Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ chịu trách nhiệm ở khu vực này đã chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương sang thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương năm 2018 nhằm phản ánh sự liên kết giữa các khu vực ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Chiến lược an ninh của Mỹ tại khu vực này "không chỉ dừng lại ở Eo biển Malacca", Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell nhận định trong một cuộc họp báo trước chuyến thăm của ông Pompeo.

Mỹ, giống như Ấn Độ, thận trọng với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là tại Maldives và Sri Lanka.

Ở Sri Lanka, ông Pompeo đã nhấn mạnh rằng Mỹ "sẽ không phô diễn sức mạnh bằng những gói nợ mà một quốc gia không có khả năng chi trả", khi nhắc đến một thỏa thuận với Sri Lanka giúp Trung Quốc có quyền tiếp cận dài hạn với một bến cảng ở đây.

Trong khi đó, tại Maldives, ông Pompeo đã thông báo sẽ mở một Đại sứ quán Mỹ đầu tiên ở nước này.

"Vai trò của các bạn tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, cũng như trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng gia tăng và chúng tôi muốn vẫn là một đối tác tốt", ông Pompeo khẳng định.

Các đảo quốc ở Ấn Độ Dương sẽ "đóng vai trò quan trọng" trong cuộc cạnh tranh địa chính trị khu vực và thúc đẩy sự hợp tác với các nước này sẽ là "một ưu tiên với nhiều quốc gia", Darshana Baruah, một chuyên gia về khu vực tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế đánh giá.

Nhà phân tích Baruah nhận định chuyến thăm của ông Pompeo cũng như thỏa thuận quốc phòng Mỹ - Maldives được thông báo hồi tháng 9 đã "phản ánh lợi ích ngày càng gia tăng của Washington", song cũng lưu ý rằng sự hiện nói chung của Mỹ ở khu vực này vẫn "khá mỏng".

"Tập trận, huấn luyện hay thậm chí những lần ghé cảng của Hải quân Mỹ... đặc biệt bên ngoài Maldives vẫn yếu. Với những ưu tiên của Washinton ở Thái Bình Dương và Trung Đông, chúng tôi vẫn chưa thấy mức độ và cách thức mà Mỹ sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ Dương", ông Baruah bình luận.

Điểm mù chiến lược

Trong những tuần sau chuyến thăm của ông Esper và ông Pompeo, chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh đến sự hợp tác kinh tế và các sáng kiến phát triển trong khu vực. Sự hợp tác về mặt quân sự cũng được tiếp tục thúc đẩy.

Tuy nhiên, sự hợp tác đó vẫn bị hạn chế bởi nhiều nước trong các quốc gia này nhận thấy Mỹ thiếu quan tâm đến biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề hiện hữu mang tính sống còn với nhiều nước trong khu vực.

"Đó (Biến đổi khí hậu-ND) là một điểm mù lớn của chúng ta. Đó một vấn đề hiện hữu với nhiều quốc gia. Họ đang chứng kiến mực nước biển tăng lên. Họ có lẽ không còn ở đây trong 50 - 100 năm tới do tình trạng này", ông Grossman nhận định.

Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức là rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, một thỏa thuận mà ông Pompeo gọi là "trò đùa". Trong khi đó, ở Maldives, biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống họ.

Australia - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, vẫn nằm trong Thỏa thuận Paris nhưng đã không còn hoạt động nhiều. Việc thiếu các động thái cần thiết đã làm tổn hại đến vị thế của cả Mỹ và Australia trong khu vực, ông Herve Lemahieu, một chuyên gia tại Viện Lowy của Australia đánh giá.

"Mối đe dọa hiện hữu ở Thái Bình Dương không phải là Trung Quốc. Đó là biến đổi khí hậu", chuyên gia Lemahieu nhận định với Insider trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 10.

Ông Joe Biden đã cam kết sẽ tái gia nhập Thỏa thuận Paris. Các đảo quốc ở Thái Bình Dương chắc chắn sẽ hoan nghênh việc này nhưng một chính phủ Mỹ đã chia rẽ có lẽ sẽ cản trở ông Biden làm nhều việc nhiều việc.

Theo ông Lemahieu, các chính phủ nếu muốn nhận được sự ủng hộ của các đảo quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương thì cần phải thể hiện này rằng họ đang quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?
Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

VOV.VN - Chuyên gia Troy Stangarone nhận định, nếu Mỹ muốn cạnh tranh tầm nước lớn dài hạn với Trung Quốc thì Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump.

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

VOV.VN - Chuyên gia Troy Stangarone nhận định, nếu Mỹ muốn cạnh tranh tầm nước lớn dài hạn với Trung Quốc thì Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump.

Trung Quốc mong chờ thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ sau bầu cử
Trung Quốc mong chờ thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ sau bầu cử

VOV.VN - Dù ông Trump hay ông Biden đắc cử thì Trung Quốc vẫn mong muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Mỹ.

Trung Quốc mong chờ thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ sau bầu cử

Trung Quốc mong chờ thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ sau bầu cử

VOV.VN - Dù ông Trump hay ông Biden đắc cử thì Trung Quốc vẫn mong muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Mỹ.

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump
Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

VOV.VN - Chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội rõ ràng để khẳng định vai trò đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Thay vì nắm lấy "cơ hội vàng", Bắc Kinh lại chứng kiến uy tín ngày càng sụt giảm.

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

Trung Quốc đánh mất "cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump

VOV.VN - Chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội rõ ràng để khẳng định vai trò đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Thay vì nắm lấy "cơ hội vàng", Bắc Kinh lại chứng kiến uy tín ngày càng sụt giảm.