Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 21/11

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 21/11/2024.

Nga tiến như vũ bão ở mặt trận miền Đông, Ukraine bị "trói chân" ở Kursk: Quân đội Nga đang đẩy nhanh tiến độ giành chiến thắng trên tiền tuyến ở Ukraine vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột. Trong khi đó, Ukraine dường như đang bị "trói chân" ở Kursk.

Những số liệu mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho thấy Nga đang lấy lại đà tiến trong năm 2024. Các lực lượng của Moscow đã chiếm giữ khoảng 2.700 km2 lãnh thổ Ukraine trong năm nay, tăng gấp gần 6 lần so với son số 465km2 trong suốt năm 2023.

Tiến sĩ Marina Miron, một nhà nghiên cứu quốc phòng tại Đại học Kings College London, lập luận rằng có khả năng mặt trận phía đông Ukraine "thực sự có thể sụp đổ" nếu Nga tiếp tục tiến quân với tốc độ "thần tốc" như hiện tại. 

Nga cáo buộc Ukraine tấn công tên lửa tầm xa vào tỉnh Bryansk của Nga: Ngày 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng sáu tên lửa đạn đạo ATACMS vào khu vực tỉnh Bryansk của Nga. 

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lúc 3h25 (7h25 theo giờ Hà Nội) ngày 19/11, lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công vào khu vực Bryansk bằng sáu tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất.

Mỹ chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine: Tờ Washington Post hôm nay (20/11) dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi nước này cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt một đợt bán thiết bị và dịch vụ quân sự tiềm năng trị giá 100 triệu USD khác cho Ukraine. Đan Mạch cũng thông báo đang thực hiện khoản tài trợ mới khoảng 138 triệu USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí của Ukraine.

Ông Zelensky nói về tình thế "cực nguy hiểm" của Ukraine sau 1.000 ngày xung đột: Tổng thống Volodymyr Zelensky lo sợ tình thế của Ukraine sẽ "cực nguy hiểm" nếu nước này mất đi sự đoàn kết khi cuộc xung đột với Nga đã vượt mốc 1.000 ngày.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Fox News, ông Zelensky cho rằng trong khi những ngày đầu xung đột là khó khăn nhất thì bất kỳ động thái nào hiện nay đều phụ thuộc vào sự đoàn kết trong nỗ lực đối phó với Nga.

Ông Zelensky cho rằng ngoại giao là cách duy nhất để chấm dứt xung đột mặc dù ông do dự về việc liệu Tổng thống Vladimir Putin có nên tham gia vào các cuộc thảo luận hay không.

Mỹ đóng cửa đại sứ quán tại Ukraine, yêu cầu nhân viên tìm nơi trú ẩn: Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kiev của Ukraine vừa cho biết cơ quan này sẽ đóng cửa trong ngày hôm nay (20/11) sau khi nhận được "thông tin cụ thể về một cuộc không kích lớn có thể xảy ra".

Theo thông báo đăng tải trên trang web của Đại sứ quán Mỹ, cơ quan này đã yêu cầu nhân viên trú ẩn tại chỗ, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ chuẩn bị trú ẩn ngay lập tức trong trường hợp cảnh báo trên không được ban hành.

Còi báo động không kích đã được kích hoạt ở thủ đô Kiev nhiều lần vào đêm qua và khoảng hơn 2h sáng nay. Theo phóng viên của CNN, tiếng máy bay không người lái và tiếng hệ thống phòng không kích hoạt vang lên trên khắp Kiev, trong đó có cả khu vực trung tâm thủ đô.

Ông Zelensky thừa nhận nếu Mỹ cắt viện trợ, Ukraine có thể sẽ thua: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận nếu Mỹ dừng viện trợ quân sự, Kiev có thể sẽ thua trong cuộc xung đột với Nga.

“Nếu họ cắt viện trợ, tôi nghĩ chúng tôi sẽ thua”, Tổng thống Zelensky nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với Fox News ngày 19/11 khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ ngừng hoặc cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nước NATO duy nhất ủng hộ quyền tự vệ của Nga theo học thuyết hạt nhân sửa đổi: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 19/11 cho rằng, phương Tây nên chú ý đến học thuyết hạt nhân sửa đổi của Nga, vốn phản ánh quyền và khả năng tự vệ của Moscow trước các mối đe dọa.

Phát biểu với báo chí sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ông Erdogan cho biết: “Tôi nghĩ rằng tuyên bố của Nga về sửa đổi học thuyết hạt nhân là một biện pháp được đưa ra để đáp trả những hành động chống lại họ, liên quan đến việc sử dụng vũ khí thông thường. Vấn đề này phải được các quan chức NATO xem xét. Nga có quyền và khả năng tự bảo vệ họ, cũng như thực hiện các biện pháp phòng thủ. Và họ buộc phải thực hiện các biện pháp này".

Mỹ không điều chỉnh vị thế hạt nhân sau khi Nga hạ ngưỡng vũ khí hạt nhân: Nhà Trắng ngày 19/11 cho biết Mỹ không ngạc nhiên về việc Nga hạ ngưỡng cho một cuộc tấn công hạt nhân và Washington không có kế hoạch điều chỉnh vị thế hạt nhân của mình.

Tổng thống Nga Putin ngày 19/11 đã phê duyệt học thuyết hạt nhân được sửa đổi. Học thuyết hạt nhân sửa đổi đề cập đến việc Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phải chịu một cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường mà một cường quốc hạt nhân hỗ trợ.

Phản ứng với quyết định của Tổng thống Putin, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không điều chỉnh vị thế hạt nhân của Mỹ đồng thời gọi việc binh sĩ Triều Tiên được triển khai ở Ukraine là một động thái leo thang.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Nga - Ukraine và cột mốc 1.000 ngày
Xung đột Nga - Ukraine và cột mốc 1.000 ngày

VOV.VN - Chiến sự Nga - Ukraine vừa đánh dấu cột mốc 1.000 ngày. Tổng thống Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột với Nga vào năm 2025 thông qua các biện pháp ngoại giao, song khẳng định sẽ không để bên nào quyết định vận mệnh của đất nước.

Xung đột Nga - Ukraine và cột mốc 1.000 ngày

Xung đột Nga - Ukraine và cột mốc 1.000 ngày

VOV.VN - Chiến sự Nga - Ukraine vừa đánh dấu cột mốc 1.000 ngày. Tổng thống Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột với Nga vào năm 2025 thông qua các biện pháp ngoại giao, song khẳng định sẽ không để bên nào quyết định vận mệnh của đất nước.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine
Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine

VOV.VN - Truyền thông quốc tế vừa phản ánh báo cáo đặc biệt của CACDS (tổ chức có tầm ảnh hưởng tại Ukraine) trình bày phương án Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân dạng thô để đối đầu quân sự với Nga trong tình huống Kiev bị Mỹ cắt viện trợ quân sự dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine

VOV.VN - Truyền thông quốc tế vừa phản ánh báo cáo đặc biệt của CACDS (tổ chức có tầm ảnh hưởng tại Ukraine) trình bày phương án Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân dạng thô để đối đầu quân sự với Nga trong tình huống Kiev bị Mỹ cắt viện trợ quân sự dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2.

Tổn thất to lớn về sinh mạng và kinh tế của xung đột Nga - Ukraine sau 1000 ngày
Tổn thất to lớn về sinh mạng và kinh tế của xung đột Nga - Ukraine sau 1000 ngày

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước vào ngày thứ 1.000 vào hôm 19/11/2024. Cuộc đối đầu quân sự lớn nhất châu Âu sau Thế chiến II này chứng kiến sự tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng và sự tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, với những tổn thương khó đong đếm cho kinh tế, xã hội những nước tham chiến…

Tổn thất to lớn về sinh mạng và kinh tế của xung đột Nga - Ukraine sau 1000 ngày

Tổn thất to lớn về sinh mạng và kinh tế của xung đột Nga - Ukraine sau 1000 ngày

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước vào ngày thứ 1.000 vào hôm 19/11/2024. Cuộc đối đầu quân sự lớn nhất châu Âu sau Thế chiến II này chứng kiến sự tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng và sự tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, với những tổn thương khó đong đếm cho kinh tế, xã hội những nước tham chiến…