Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 23/10

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 23/10.

Đức kêu gọi ngăn chặn xung đột quân sự trực tiếp giữa NATO và Nga. Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, kịch bản xung đột quân sự trực tiếp giữa NATO với Nga khó có thể xảy ra, tuy nhiên không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ này. Ông Olaf Scholz khẳng định rằng, điều quan trọng là “không được thực hiện các bước đi bất cẩn” có thể biến cuộc xung đột Nga - Ukraine thành cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa NATO với Nga. 

Thủ tướng Đức nhấn mạnh cần phải ngăn chặn sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và NATO thời gian gần đây. Ông Olaf Scholz nói thêm rằng NATO ủng hộ Ukraine, tuy nhiên, cần phải tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Liên bang Nga.

Hungary tuyên bố sẽ ngăn chặn các lệnh trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga. Chánh văn phòng Chính phủ Hungary Gergely Gulyas cho biết Hungary sẽ tiếp tục phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU đối với khí đốt của Nga, nếu điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho các công ty của Hungary.

Ông Gergely Gulyas lưu ý rằng đây không phải là một “cử chỉ có đi có lại” đối với Liên bang Nga và các hợp đồng khí đốt với Nga không ảnh hưởng đến quan điểm của Hungary liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Máy bay Su-30SM tuần tra của Nga bắn hạ máy bay chiến đấu Ukraine. Một máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM thuộc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, trong lúc đang bảo vệ máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, đã phát hiện và bắn hạ một máy bay của lực lượng vũ trang Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trên kênh Telegram ngày 22/10.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, chiếc Su-30SM đang “thực hiện việc tuần tra trong khu vực được chỉ định và giám sát hoạt động của máy bay ném bom, máy bay tấn công cũng như hàng không quân đội trong các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng và khí tài quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong cuộc xuất kích, các phi công Su-30SM đã phát hiện và vô hiệu hóa” một máy bay thuộc lực lượng vũ trang Ukraine.

Ông Zelensky cáo buộc Nga liên tục đe dọa tấn công các "trung tâm ra quyết định" ở Ukraine, bao gồm cả bằng vũ khí hạt nhân. Thế giới nên đáp trả nếu một cuộc tấn công như vậy xảy ra.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài CBC và CTV tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, thế giới nên tuyên bố rõ ràng với Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với phản ứng quân sự ngay lập tức nếu quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Kiev.

Nhà lãnh đạo Ukraine cáo buộc Nga sử dụng chiến thuật tống tiền “khủng bố” và rằng Moscow chỉ hiểu ngôn ngữ của vũ lực. Theo Tổng thống Ukraine, thế giới nên tuyên bố với Nga rằng: “Nếu họ tấn công Phố Bankova [Văn phòng Tổng thống Ukraine], sẽ có một cuộc tấn công vào nơi họ đang ở”.

Cựu giám đốc CIA nhận định Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Ukraine. Mỹ và các đồng minh có thể can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, ngay cả khi không có bất kỳ mối đe dọa nào đối với các quốc gia thành viên NATO, ông David Petraeus, tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu đồng thời là cựu Giám đốc CIA, phát biểu với tuần báo L’Express của Pháp ngày 22/10.

Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho rằng Washington có thể thành lập một liên minh mới trong một kịch bản như vậy và sử dụng liên minh mới đó thay vì NATO. Theo ông, Nga có thể thực hiện một số hành động ở Ukraine “gây sốc và khủng khiếp” đến mức khiến Mỹ và các quốc gia khác phải đáp trả. Họ “có thể hành động theo cách này hay cách khác, nhưng với tư cách là một lực lượng đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu chứ không phải là một lực lượng của NATO”.

Sư đoàn dù tinh nhuệ của Mỹ sẽ vào Ukraine nếu nổ ra xung đột Nga - NATO? Sư đoàn dù 101 của Lục quân Mỹ sẽ không ngần ngại tiến vào Ukraine nếu xung đột giữa Nga và NATO nổ ra, CBS News dẫn các nguồn tin chỉ huy quân sự của lực lượng này cho hay.

Sư đoàn dù tinh nhuệ này hiện đang tiến hành tập trận ở Romania, gần với biên giới Ukraine. Lực lượng này lần đầu tiên được triển khai ở châu Âu kể từ Thế chiến II, tham gia tập trận bắn đạn thật và xe tăng cách Biển Đen không xa.

Ukraine cảnh báo EU đối mặt với "sóng thần di cư". Thủ tướng Ukraine - Denis Shmygal cảnh báo châu Âu sẽ đối mặt với "sóng thần di cư" nếu các nước phương Tây không cung cấp thêm các hệ thống phòng không tiên tiến cho nước này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Frankfurter Allgemeine Zeitung, ông Shmygal cáo buộc Nga muốn gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu. "Bởi vì nếu không có điện, khí đốt để sưởi ấm và nước ở Ukraine thì điều này có thể tạo nên một cơn sóng thần di cư mới", Thủ tướng Ukraine nhận định, đồng thời cho biết Ukraine đang chờ đợi đạn dược cho hệ thống phòng không IRIS-T mà Đức cung cấp.

Ukraine cảnh báo người dân sẽ đối mặt với mùa đông khó khăn. Người dân Ukraine buộc phải tiết kiệm điện trong bối cảnh 1/3 các nhà máy điện của nước này đã bị phá hủy trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, trong khi các nhà máy còn lại đang hoạt động với công suất hạn chế.

Ukraine đã bắt đầu hạn chế nguồn cung cấp điện trên toàn quốc từ ngày 20/10. Nhà điều hành lưới điện Ukrenergo thông báo, nguồn điện sẽ bị hạn chế trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối trong ngày, đồng thời cảnh báo tình trạng mất điện tạm thời sẽ xảy ra nếu người dân không tuân thủ lệnh hạn chế.

Su-30 Nga rơi xuống nhà dân, 2 phi công thiệt mạng. Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga ngày 23/10 cho biết, 2 phi công đã thiệt mạng khi một máy bay chiến đấu Su-30 rơi xuống ngôi nhà hai tầng ở thành phố Irkutsk, miền Nam Siberia. Thống đốc Irkutsk Igor Kobzev cho biết không có thương vong nào khác.

Theo tuyên bố của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, máy bay Su-30 gặp nạn trong lúc thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Một nguồn tin tiết lộ với RT rằng chiếc Su-30 đã bay vòng quanh Irkutsk khoảng 20 phút trước khi hạ cánh. Một máy bay chiến đấu khác đã được cử đến để tìm hiểu sự việc và phát hiện cả hai phi công trên chiếc Su-30 đều bất tỉnh. Tình hình không thể khắc phục và chiếc máy bay đã lao vào một khu dân cư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine sử dụng hệ thống phòng thủ ven bờ RBS-17 tấn công mục tiêu trên bộ
Ukraine sử dụng hệ thống phòng thủ ven bờ RBS-17 tấn công mục tiêu trên bộ

VOV.VN - Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, đây là lần đầu Lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ RBS-17 của Thụy Điển để tấn công các mục tiêu trên bộ, theo The War Zone.

Ukraine sử dụng hệ thống phòng thủ ven bờ RBS-17 tấn công mục tiêu trên bộ

Ukraine sử dụng hệ thống phòng thủ ven bờ RBS-17 tấn công mục tiêu trên bộ

VOV.VN - Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, đây là lần đầu Lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ RBS-17 của Thụy Điển để tấn công các mục tiêu trên bộ, theo The War Zone.

Trận đánh lớn ở Kherson có ý nghĩa thế nào với Nga và Ukraine?
Trận đánh lớn ở Kherson có ý nghĩa thế nào với Nga và Ukraine?

VOV.VN - Khi các lực lượng Ukraine tiến về thành phố chiến lược Kherson, quân đội Nga tổ chức sơ tán dân thường khỏi đây. Các chuyên gia cho rằng kết quả của trận chiến ở Kherson sẽ là yếu tố quyết định trong những tháng tới.

Trận đánh lớn ở Kherson có ý nghĩa thế nào với Nga và Ukraine?

Trận đánh lớn ở Kherson có ý nghĩa thế nào với Nga và Ukraine?

VOV.VN - Khi các lực lượng Ukraine tiến về thành phố chiến lược Kherson, quân đội Nga tổ chức sơ tán dân thường khỏi đây. Các chuyên gia cho rằng kết quả của trận chiến ở Kherson sẽ là yếu tố quyết định trong những tháng tới.

Cựu giám đốc CIA: Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Ukraine
Cựu giám đốc CIA: Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Ukraine

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh có thể tham gia vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ngay cả khi không có mối đe dọa nào đối với NATO, cựu giám đốc CIA David Petraeus nhận định.

Cựu giám đốc CIA: Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Ukraine

Cựu giám đốc CIA: Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Ukraine

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh có thể tham gia vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ngay cả khi không có mối đe dọa nào đối với NATO, cựu giám đốc CIA David Petraeus nhận định.